Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Cục phòng vệ Nhật Bản trong đó có Hải quân Nhật Bản còn được gọi là lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản chỉ tập trung cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Do yêu cầu nhiệm vụ mới, Hải quân Nhật Bản không chú trọng phát triển quy mô lực lượng lớn như các nước trong khu vực và trên thế giới. Họ xây dựng một lực lượng vừa đủ cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, thay vào đó, Nhật Bản đầu tư mạnh vào vấn đề chất lượng nhằm đảm bảo khả năng răn đe hiệu quả.
Tàu ngầm lớp Harushio của Nhật Bản đang neo đậu tại cảng. |
Hải quân Nhật Bản nói chung và hạm đội tàu ngầm nói riêng được đầu tư rất mạnh về vấn đề chất lượng, lực lượng này sở hữu những chiếc tàu chiến hiện đại bậc nhất khu vực châu Á.
Hạm đội tàu ngầm Nhật Bản chỉ duy trì 3 lớp khác nhau trong mỗi chu trình hoạt động, nhưng đều là những chiếc tàu ngầm điện-diesel đẳng cấp. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản duy trì một nguyên tắc mỗi khi có lớp tàu ngầm mới đi vào hoạt động thì lớp cũ nhất sẽ được loại biên.
Chu trình hoạt động của một lớp tàu ngầm không quá 30 năm, hiện tại hạm đội tàu ngầm Nhật Bản có 3 lớp khác nhau bao gồm: Lớp Harushio được đưa vào sử dụng trong giai đoạn 1987-1997, 7 chiếc được đóng, 4 chiếc đã nghĩ hưu còn 3 chiếc đang hoạt động.
Tàu ngầm điện-diesel lớp Harushio có tải trọng ngập nước 2750 tấn, dài 78 mét, đường kính 10 mét, mớn nước 7,7 mét. Tàu được trang bị 2 hệ thống sonar Hughes/Oki ZQQ 5B gắn ở thân tàu và sonar kéo theo ZQR 1, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước JRC ZPS 6.
Tàu ngầm lớp Oyashio, mỗi lớp tàu ngầm Nhật Bản chỉ có tuổi đời phục vụ không quá 30 năm điều đó đảm bảo chất lượng các tàu luôn ở trạng thái tốt nhất. |
Tàu được vũ trang với 6 ống phóng ngư lôi 533mm với ngư lôi Type-89 và tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.
Tàu ngầm lớp Oyashio, sản xuất trong giai đoạn 1994-2008 11 chiếc đã hoàn thành trong kế hoạch và đang hoạt động.
Tàu ngầm có tải trọng ngập nước 4000 tấn, hệ thống điện tử bao gồm: Sonar mảng pha gắn thân tàu Oki ZQQ 6, radar tìm kiếm mục tiêu JRC ZPS 6, tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi HU-605 533mm, cơ số ngư lôi và tên lửa lên đến 20 quả.
Đặc biệt, tàu ngầm lớp Sōryū là những chiếc tàu ngầm điện-diesel hiện đại nhất thế giới hiện nay, đây cũng là lớp tàu ngầm có tải trọng ngập nước lớn nhất của Nhật Bản, lên tới 4.200 tấn.
Điều làm nên chất lượng hàng đầu của lớp tàu ngầm này là nó được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập AIP, do Thụy Điển cấp giấy phép sản xuất tại Kawasaki Heavy Industries, Nhật Bản.
Tàu ngầm lớp Soryu, tàu ngầm động cơ không khí độc lập AIP hiện đại hàng đầu thế giới. |
Ngoài ra, hệ thống điện tử trên tàu ngầm cũng góp phần làm nên chất lượng của nó, tàu ngầm được trang bị sonar mảng pha ZQQ-7. Sonar này hoạt động ở 2 chế độ chủ động/thụ động bao gồm 2 mảng tuyến tính chủ động hẹp ở 2 bên thân tàu và một mảng thụ động kéo theo.
Phạm vi tìm kiếm mục tiêu ở chế độ chủ động là 64km, lên tới 112km ở chế độ thụ động, ZQQ-7 được đánh giá là một trong những hệ thống sonar tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Hệ thống chiến tranh điện tử ZLR-3-6, 2 hệ thống phóng mồi bẫy chống ngư lôi.
Vũ khí trên tàu ngầm giống với các biến thể trước nhưng cơ số ngư lôi và tên lửa lên đến 30 quả, với 8 chiếc trong kế hoạch sẽ được đưa vào sử dụng, hạm đội tàu ngầm Nhật Bản sẽ có một sức mạnh chiến đấu hoàn toàn mới.
Bỏ qua những tàu ngầm hạt nhân chiến lược, hạm đội tàu ngầm Nhật Bản tuy không ồn ào phô trương nhưng sức mạnh chiến đấu của họ trong châu Á khó có quốc gia nào đạt được.
Phan Nguyễn
Theo Mạng Kiến Thức