Sức mạnh quân sự Trung Quốc đang có sự phát triển vượt bậc trong thời gian trở lại đây vươn lên đứng thứ hai thế giới. Nhưng...
Nhanh, nhiều
Mặc dù đang giữ vị trí “á quân” trên bản đồ quân sự thế giới nhưng rõ ràng Trung Quốc vẫn còn ở một khoảng cách khá xa với nước thứ nhất là Mỹ. Xét về yếu tố số lượng khí tài và binh lực chuẩn bị cho chiến tranh thì Trung Quốc đang dần khẳng định vị thế của mình, Yamoto, một chuyên gia quân sự của Nhật Bản đã nói vui rằng: “Bắc Kinh có thể điều thuyền kín đặc biển Hoa Đông kể cả thuyền cá được trang bị súng máy”.
Nếu so về tư duy chiến thuật của Trung Quốc thời gian gần đây cũng thấy được sự đổi khác. Vào thập niên 80 của thế kỷ trước Bắc Kinh còn chưa dám mơ tới việc đi quá xa trên biển khi họ chỉ tập trung vào việc phòng ngự duyên hải. Thế nhưng 10 năm sau khi bắt đầu sở hữu những chiến tầu cỡ lớn, Trung Quốc mới có ý định vươn xa và thấm thía nỗi đau của một cường quốc thiếu sức mạnh biển.
Việc đẩy nhanh tới mức không ngờ việc chế tạo tầu thuyền, máy bay, tên lửa, khí cụ quân sự đã biến Trung Quốc thành một cường quốc trên biển về mặt lý thuyết. Tính tới thời điểm hiện tại, quốc gia tỷ dân này đã có trong tay đủ bộ tầu chiến giống như Mỹ và vượt mặt Nhật Bản như tầu sân bay, tầu khu trục, tầu tên lửa, tầu ngầm…
Trung Quốc hiện đang đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh quân sự dựa trên số lượng vũ khí và binh lính nhiều... |
Thế nhưng có một điểm khác biệt về chất khi mang ra so sánh tương quan sức mạnh giữa Trung Quốc và Nhật, đó là vũ khí của Trung Quốc phần nhiều vẫn là những loại vũ khí lạc hậu, dù đã có nhiều vũ khí, tầu chiến mới nhưng tất cả đều chưa được kiểm nghiệm và đưa vào sử dụng đại trà.
Mặc dù tổ chức khá nhiều cuộc tập trận tiêu tốn không ít tiền chi cho hoạt động quốc phòng nhưng rõ ràng Trung Quốc vẫn còn phải toát mồ hôi mới bám kịp Nhật.
“Nếu xét về yếu tố số lượng thì Bắc Kinh chiếm ưu thế hơn hẳn Tokyo cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, nhưng thực chất các loại vũ khí được biên chế trong quân đội Trung Quốc đều chưa được hiện đại hóa đồng bộ”, Fujitsu, chuyên gia quân sự Nhật khẳng định.
Lịch sử đã chứng minh trong bất kỳ giai đoạn nào, yếu tố căn bản làm nên chiến thắng của một quốc gia không năm ở việc quốc gia đó sở hữu lượng đông đảo hay không mà nó nằm ở chất lượng chiến đấu. “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” là khái niệm mà các chuyên gia trong lĩnh vực quân sự luôn muốn hướng tới…
Tự sát nếu phát động chiến tranh
Một câu hỏi luôn được đặt ra khi tình hình tranh chấp trên biển Hoa Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu là: giữa Trung Quốc và Nhật Bản liệu có xảy ra một cuộc chiến? Nhà quân sự học Nicholia của Úc khẳng định: Sẽ khó có một cuộc chiến xảy ra vào thời điểm này trên biển Hoa Đông bới những lý do sau.
Một là, nếu xét trên khía cạnh sức mạnh quân sự Trung Quốc có thể nhỉnh hơn Nhật để chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới nhưng phân tích đánh giá sức mạnh tổng hợp một quốc gia với 5 yếu tố cấu thành trực tiếp là lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, dân số, kinh tế, quân sự, và 4 yếu tố ảnh hưởng là là phát triển xã hội, tính bền vững, an ninh và chính trị trong nước thì thứ tự lại có sự đổi khác.
Theo đó, sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc chỉ đứng thứ 8 trên thế giới và nhường vị trí á quân vào tay của Nhật Bản.
Các chuyên gia cho rằng sức mạnh quân sự của Nhật không được đánh giá cao bằng Trung Quốc bởi sức mạnh quân sự của Nhật có đặc điểm là ít nhưng mà tinh.
Hai là, nếu xảy ra xung đột khu vực thì Mỹ sẽ không đứng ngoài cuộc chơi. Mặc dù quân số của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ bằng 1/10 Quân đội Trung Quốc, nhưng Tokyo còn có một ưu thế khác, đó là đồng minh Mỹ.
Căn cứ vào Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, một khi xảy ra cuộc chiến xâm lược đối với Nhật Bản, Washington có nghĩa vụ tiến hành can thiệp. Và đến lúc này khả năng đại bại của Trung Quốc đã hiển hiện rõ.
Trung Quốc khó lòng bắt nạt được Nhật trong trường hợp xấu nhất xảy ra... |
Ba là, quân đội Trung Quốc thực ra có những điểm yếu cố hữu nếu Nhật nghiên cứu kỹ sẽ dễ dàng vô hiệu hóa sức mạnh tưởng chừng hết sức to lớn của Bắc Kinh. Điểm yếu thứ nhất nằm ở lực lượng ngầm của Trung Quốc, một lực lượng có số lượng vào loại khủng nhưng không được đánh giá cao về chất lượng cũng như kinh nghiệm tác chiến.
Điểm thứ hai đó là sự non nớt trong khả năng phòng không của Trung Quốc, điều này lý giải tại sao ngoài những cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo, quân đội Trung Quốc vẫn thường lưu tâm tới những buổi diễn tập, tập trận phòng không.
Một điểm khác nữa cũng xuất phát từ việc hay copy công nghệ của nước này, thế nên hầu hết các sản phẩm “nhái” của Trung Quốc đều không bằng một nửa sản phẩm “thật”, nên khả năng bị vô hiệu hóa đối với những loại vũ khí như vậy không phải là một công việc không khả thi.
Từ những lý do trên có thể khẳng định Trung Quốc sẽ tự tay thiêu hủy hết số củi mà mình đã tích lũy trong vài chục năm trở lại đây nếu phát động một cuộc chiến.
Thế nhưng không sử dụng sức mạnh quân sự thì Bắc Kinh lại khó trong việc giành lại chủ quyền trên biển mà Trung Quốc khẳng định là của mình.
Thái Yên
Theo PN Today