TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Nhật Bản: 'Trốn' khủng hoảng bằng nợ nần ngất ngưởng

Hai mươi năm trước, Nhật Bản trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính – ngân hàng khổng lồ gần giống như Châu Âu và Mỹ như bây giờ. Nhưng Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp "thoát thân" rất ngoạn mục nhưng cũng vô cùng liều lĩnh.

Không có những cuộc biểu tình giận dữ tràn xuống đường. Nạn thất nghiệp ở mức thấp, nền kinh tế vẫn phát triển mặc dù chậm chạp. Nhật Bản đã làm gì? Nói một cách đơn giản thì Chính phủ Nhật đã quyết định chi tiêu theo cách của mình để thoát khỏi rắc rối: Bơm tiền, trợ cấp và kích thích người dân tiêu dùng để cứu sản xuất.

Nhật Bản: 'Trốn' khủng hoảng bằng nợ nần ngất ngưởng

Những con phố không lúc nào vắng khách mua sắm là giải pháp để nước Nhật thoát khỏi khủng hoảng?

Trên một khu phố hẹp ở Nam Tokyo, một nhóm thanh niên đang nâng các tấm năng lượng mặt trời từ một chiếc xe tải và kéo chúng lên một mái nhà.

Mái nhà này là của bà Motoyoshi, một nội trợ trẻ với một đứa con một tuổi, Ko Chan. Tấm lợp năng lượng mặt trời có thể tiêu tốn của bà Motoyoshi một khoản tiền lên đến 25.000 USD. Nhưng ở Tokyo, chính phủ đã trợ cấp cho người dân đến quá nửa số tiền này. Bà nói: “Tôi muốn sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, nên khi tôi nghe nói chính phủ trợ cấp thì tôi đã quyết định phải sắm sửa ngay cho nhà mình”.

Đây là một phần trong kế hoạch mới nhất của Nhật Bản để khuyến khích người dân chi tiêu. Và nó khá là hiệu quả.

Hidehara Terasawa là một người bán hàng niềm nở và khá giỏi xoay sở trong cửa hàng điện tử nhỏ của mình ở Bắc Tokyo. Những khó khăn từ vài năm trước đã đeo bám anh ta khiến công việc kinh doanh cũng chậm chạp. Nhưng điểm sáng đã đến thông qua những tấm pin năng lượng mặt trời.

Những điều này có thể rất tốt cho bà Motoyoshi hay anh Terasawa. Nhưng sẽ không tốt cho bé Ko Chan – con cháu của họ. Một tuổi, cậu bé đã phải gánh một khoản nợ quốc gia lên đến 100.000 USD.“Số 0 và số 10 rất khác biệt”. Anh ta nói. “ Nếu không có những khoản trợ cấp thì tôi không thể kinh doanh được. Tôi không biết sẽ buôn bán thế nào đây nếu các khoản trợ cấp chấm dứt.”

Nhật Bản: 'Trốn' khủng hoảng bằng nợ nần ngất ngưởng

Chi tiêu nhiều hơn

Một lượng lớn số tiền Chính phủ Nhật Bản chi tiêu trong 20 năm qua nhằm thúc đẩy nền kinh tế là không bền vững.

Chỉ trong những năm 90, nước này đã chi khoảng 2 nghìn tỷ USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường cao tốc, đường giao thông, cầu và đường hầm. Đó là con số 2 với 12 con số 0 ở phía sau. Và nước này vẫn tiếp tục chi như vậy về sau.

“Chúng ta đang nợ hàng ngàn tỷ Yên, nhưng vẫn tiếp tục xây và xây. Tôi thực sự lo lắng rằng chúng ta sẽ để lại gì cho thế hệ tiếp theo”, Yoshihiro Hashimoto

Con đường vành đai mới nhất và hoành tráng nhất chỉ mất một giờ để lái xe từ trung tâm Tokyo. Đường cao tốc lao qua những ngọn núi xanh rì bao gồm một loạt các đường hầm, trong số đó có những đường hầm dài hơn 2km. Báo cáo chi phí để làm những đường hầm này tốn gần 1 triệu USD cho mỗi mét xây dựng.

Yoshihiro Hashimoto sống trong một thung lũng nhỏ xinh đẹp giờ đây ở giữa không chỉ một mà đến hai con đường cao tốc khổng lồ. Con đường mới không chỉ chướng mắt, ông nói, mà còn là một sự lãng phí tiền của lớn. Nó được cho là có thể tiếp nhận được 50.000 lượt xe cộ mỗi ngày, nhưng Hashimoto cho rằng hiện nó chỉ tải khoảng 10.000 lượt là cùng.

“Chính phủ đang làm những con đường như vậy trên khắp nước Nhật. Chúng ta đang nợ hàng ngàn tỷ Yên, nhưng vẫn tiếp tục xây và xây. Tôi thực sự lo lắng rằng chúng ta sẽ để lại gì cho thế hệ tiếp theo.”

Nghiện đổ bê tông

Nhật Bản trở nên nổi tiếng vì sự “nghiện đổ bê tông” của mình. Có những chiếc cầu chẳng dẫn tới đâu, và 70% đường đi dọc bờ biển đã được bao phủ trong bê tông.

Mức thất nghiệp ở Nhật Bản khoảng 4,2%, khá thấp so với hầu hết các nước thuộc khối OECD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay dự đoán đạt 2,2%. Đó là những chỉ số mà hầu hết các nước Châu Âu chỉ dám mơ ước.

Một ví dụ nổi tiếng nhất về sự "phóng tay" của Chính phủ Nhật là việc xây dựng một bảo tàng nghệ thuật hiện đại ở thành phố Nagoya. Việc xây dựng lên được bảo tàng này đã tốn một khoản chi phí quá lớn đến mức đã không còn tiền để mua bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào để về trưng bày tại đây.

Mặt tích cực của việc Chính phủ chi tiêu nhiều này là Nhật Bản trông không giống như là một quốc gia đang bị khủng hoảng. Đấy là điều đầu tiên mà người nước ngoài nhận thấy khi tham quan Tokyo. Những chiếc xe mới, những đoàn xe lửa sáng bóng, các tòa nhà long lanh.

Mức thất nghiệp ở Nhật Bản khoảng 4,2%, khá thấp nếu so sánh với hầu hết các nước thuộc khối OECD ( Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Mức tăng trưởng kinh tế năm nay dự đoán đạt 2,2%. Đó là những chỉ số mà hầu hết các nước Châu Âu mơ đến.

Tuy nhiên, các khoản nợ công thì cao ngất ngưởng. Bằng cách tránh một vấn đề, Chính phủ Nhật Bản đã tạo nên một vấn đề khác – mức nợ công lớn nhất thế giới với hơn 13 tỷ USD và con số này chưa dừng lại. Điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng. Và thậm chí nếu không bị khủng hoảng thì các “hóa đơn nợ nần” dành cho thế hệ sau quả thật là đáng sợ.

Phan Sương
Theo InfoNet

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te