UAV (máy bay/thiết bị bay không người lái), đã trở thành lựa chọn hàng đầu của quân đội Mỹ khi tham gia chiến tranh ở nước ngoài. Bắt nguồn từ một cuộc cách mạng ở các tàu hải quân, UAV có thể cất cánh từ tàu chiến hứa hẹn mang đến những phạm vi mở rộng mới, trong đó có cả biển Đông.
Hình ảnh "Người hộ vệ" (Protector) của Israel (Ảnh: Hudong.com) |
Tàu sân bay không người lái đã được sử dụng trong Thế Chiến thứ 2 và trong thời kì Chiến Tranh Lạnh, nó được dùng thí điểm để tấn công các phương tiện dưới nước và tìm kiếm các loại thủy lôi hải quân.
Những “thiết bị bay không người lái hải quân” đầu tiên này được điều khiển bằng tín hiệu từ một dây dẫn phía sau thiết bị, hoặc như hệ thống dò quét thủy lôi “Troika” của Đức thì được điều khiển thông qua sóng radio từ một tàu mẹ.
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã cho ra đời hàng loạt thiết bị không người lái dưới nước (UUV) và tàu sân bay không người lái (USV). Các phiên bản mới cho thiết bị tự động dưới nước (AUV) và tàu sân bay tự động (ASV) cũng đang được nghiên cứu phát triển.
Cũng giống như trên không, những tàu hải quân không người lái được phát triển để mở rộng không gian chiến đấu và phạm vi kiểm soát mà không làm tăng số lượng tàu thuyền, nhân viên.
Hệ thống không người lái nhỏ hơn, cơ động hơn nhưng cũng khó khăn hơn nhiều so với hệ thống có người lái. Thông thường, việc vận hành và chế tạo chúng cũng rẻ hơn, mà nước Mỹ đang phải xem xét đến một yếu tố quan trọng là chi phí quốc phòng đang bị thắt chặt.
Cả AUV và UUV cùng giúp đỡ những “người anh em” trên không trung của chúng, làm giảm mức độ nhạy cảm về chính trị trong khi hoạt động.
Những thiết bị trên không được điều khiển từ xa nhằm ám sát các phần tử khủng bố tại Afghanistan và Pakistan, phản ứng của các nhà chính trị về vấn đề này chủ yếu là sự im lặng. Nhưng nếu một chiếc USV đầu tiên bị bắt hoặc thu hồi tại một bến cảng ở nước ngoài hoặc ở những vùng đang có sự tranh chấp phức tạp như biển Đông, thì tình hình sẽ thay đổi.
Cuộc chạy đua
Israel là nước đi tiên phong trong việc sử dụng các tàu hải quân không người lái hiện đại. Một loại USV của Israel, được gọi là Protector (“Người hộ vệ”) đã được sử dụng từ năm 2009, chủ yếu tuần tra ngoài khơi bờ biển Lebanon và giám sát các hoạt động của Hezbollah.
Với kích thước nhỏ, dài 9m, lượng giãn nước 4.000 kg và vật liệu composite sáng màu, tàu “Hộ vệ” của Israel ít khi bị phát hiện và theo dõi. Tàu “Người hộ vệ” này có tốc độ tối da đến 50 hải lý/giờ khiến nó có khả năng cơ động cao.
Mỹ cũng theo bước Israel khi đưa ra thử nghiệm một loạt các USV. Đầu tiên là Spartan Scout, một vỏ thuyền nhỏ được thử nghiệm từ năm 2001 đến 2006. Trọng lượng của Spartan Scout chỉ dưới 2 tấn, và có thể mang theo một súng máy có cỡ nòng a.50, bản thử nghiệm này có thể thực hiện một loạt các cảm biến quang điện và tia hồng ngoại.
Thử nghiệm thành công của Spartan Scout sẽ hướng đến một hạm đội USV được thiết kế cho một đội tàu chiến gần bờ. Những chiếc tàu không người lái này là tàu hải quân Mỹ, nhằm mở rộng phạm vi hiện diện của tàu chiến gần bờ, thực hiện giám sát khu vực. Đặc biệt là tàu này có thể thực hiện chiến tranh với thủy lôi, chiến tranh điện tử và chống tàu ngầm.
Hạm đội USV của Mỹ với những chiếc tàu có chiều dài 12m, lượng giãn nước 7,7 tấn, lớn hơn tàu “Hộ vệ” của Israel, tốc độ tối đa đạt 35 hải lý/giờ, có thể mang 2,3 tấn thiết bị, vũ khí. Những chiếc USV này của Mỹ được thiết kế có thể hoạt động tự động trong 48 giờ, và có thể chuyển đổi thành dạng có người lái hoạt động trong 24 giờ. Chiếc đầu tiên được chuyển giao vào năm 2008, có bốn chiếc ở trong kho của hạm đội đang được thử nghiệm và dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2015.
Ba chiếc USV khác đang được nghiên cứu phát triển tại Mỹ. Chiếc USV Piranha dài 16,5m, được chế tạo gần như hoàn hảo với chất liệu nano các bon mới nhất, lượng giãn nước 3,6 tấn, bắt đầu được thử nghiệm vào năm 2010. Các thiết bị không người lái của hải quân có thể mang một tải trọng trên 6,8 tấn đến một nơi cách xa điểm xuất phát 2.170 hải lý. Chúng đang được xem xét thực hiện một loạt các nhiệm vụ của Hải quân Mỹ và bảo vệ vùng duyên hải, bao gồm tìm kiếm bến cảng, tuần tra, cứu hộ, chống cướp biển và chống tàu ngầm
Hải quân Mỹ cũng đang thử nghiệm những thiết bị tự AUV và UUV. Những thiết bị tự động dưới nước (AUV) hoạt động hoàn toàn dựa trên thông số đã được lập trình sẵn, trong khi UUV lại có khả năng chịu sự kiểm soát của con người, có thể được lập trình nhằm đáp ứng lại sự thay đổi đột ngột của môi trường hoạt động.
Phiên bản thương mại được sử dụng chủ yếu cho các cuộc điều tra dưới nước, nghiên cứu sinh vật biển và lập bản đồ hàng hải. Chúng đã được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1990.
Nhiệm vụ chính của UUV là tập trung vào việc mở rộng khả năng giám sát, tiếp cận của hạm đội tàu ngầm của Mỹ. Những chiếc UUV đầu tiên được thiết kế đặc biệt với các ống phóng ngư lôi tàu ngầm, thực hiện nhiệm vụ đầu tiên vào năm 2007.
Những khó khăn về việc trở về tàu mẹ của bản này đã thúc đẩy sự phát triển của Universal Launch và Recovery Module, những phiên bản có thể cho phép thực hiện tại một chiếc tàu ngầm và trở về. Một cánh tay đủ mạnh để có thể thu hồi các UUV và đưa lại nó lên tàu. Bốn chiếc tàu ngầm lớp Ohio đã được chỉnh sửa thành các tàu sân bay cho UUV, chiếc tàu lớp Virginia mới nhất cũng có thể tiếp nhận UUV và máy bay không người lái.
Lựa chọn hàng đầu của các quốc gia
Kế hoạch tổng thể năm 2004 của hải quân Mỹ là đưa AUV và UUV vào hoạt động từ năm 2015. Được trang bị các bộ phận phát hiện tàu ngầm, thậm chí có thể có cảm biến không âm thanh, chúng và những tàu sân bay của chúng sẽ nằm cách xa tàu mẹ. Chúng sẽ thực hiện việc trinh sát bí mật các bến cảng, cùng ven bờ và vùng nước sâu, tìm kiếm tàu ngầm và thủy lôi mà không gây ảnh hưởng nào cho tàu mẹ.
Vậy làm cách nào để những chiếc AUV và UUV báo cáo những gì nó tìm kiếm được cho tàu mẹ? Sự ra đời của hệ thống thông tin với la-de màu xanh lam sẽ gửi thông tin đến tàu ngầm.
Những thiết bị không người lái của hải quân sẽ làm giảm số lượng nhân viên cả ngắn hạn và dài hạn, giảm chi phí vận hành, mở rộng phạm vi hoạt động. Đó chính là sự lựa chọn hàng đầu cho các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh trên biển của mình.
Anh, Canada, Pháp và Ấn Độ đều tuyên bố quan tâm tới những thiết bị không người lái của hải quân. Cũng không ngạc nhiên khi cả Nga và Trung Quốc đều đang theo đuổi, phát triển hệ thống không người lái này cho riêng mình.
Những thiết bị không người lái trên không và dùng cho hải quân sẽ đem lại một cuộc cách mạng trong hoạt động hải quân và trong chiến tranh ở những thập kỉ tới. Việc các thiết bị này phải phụ thuộc vào mạng kỹ thuật số, máy tính, kết nối dữ liệu cho thấy, để phát triển được hệ thống thiết bị không người lái đủ mạnh, thì phải dành một nguồn lực đáng kể để phát triển công nghệ điện tử và không gian mạng. Thành công trong hoạt động hàng hải có thể được xác định bằng sự chiến thắng trong không gian ảo.
Hòa Phong
Theo InfoNet