TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Hillary Clinton: Tranh chấp biển đảo đe dọa nền kinh tế toàn cầu

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bày tỏ sự quan ngại về các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương và kêu gọi các nước này giải quyết căng thẳng để ổn định, phát triển kinh tế.

Căng thẳng về lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cảnh báo vào ngày 9/9/ tại phiên bế mạc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 20 diễn ra tại Nga.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton quan ngại về các tranh chấp lãnh thổ ở châu Á - Thái Bình Dương.

 

Việc tổ chức hội nghị hàng năm của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) có mục đích xây dựng thiện chí trong các nỗ lực lâu dài phá bỏ các rào cản thương mại trong khu vực vốn chiếm hơn một nửa sản lượng kinh tế của thế giới.
Trong khi tiến bộ đã đạt được trong việc cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa thân thiện với môi trường và các cam kết ngăn cản chủ nghĩa bảo hộ thì các tranh chấp lãnh thổ lại làm gián đoạn sự kiện kéo dài hai ngày tại thành phố cảng Vladivostok của Nga.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã không tổ chức cuộc đàm phán bên lề hội nghị cấp cao vì tranh chấp, thay vào đó là một cuộc gặp chớp nhoáng. Ngoài ra, ông Noda và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak - cả hai đồng minh của Washington - cũng đã không ngồi gặp nhau khi cùng tham dự APEC lần này.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino không có cuộc gặp nào với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào dù trước đó đã tuyên bố đây là ưu tiên hàng đầu của mình trong chuyến công tác tại hội nghị.

"Đã đến lúc tất cả các bên cần có những nỗ lực để giảm căng thẳng và tăng cường sự hợp tác ngoại giao" - bà Clinton nói với các phóng viên khi chuẩn bị rời Vladivostok. Bà còn gọi khu vực châu Á - Thái Bình Dương là động cơ của kinh tế toàn cầu vẫn còn "yếu ớt".

Ngoại trưởng Clinton cũng kêu gọi Seoul và Tokyo giảm căng thẳng trên hòn đảo Dokdo/Takeshima. "Việc gia tăng những nghi ngờ và sự thất thường của tình hình ổn định và hòa bình trong khu vực không phải là lợi ích của các nước châu Á. Đó cũng chắc chắn không phải lợi ích của Mỹ hay các khu vực khác của thế giới" - Bà khẳng định.

Anh Vũ (Nguồn Inquirer)
Theo Báo Giáo dục Việt Nam

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te