Kế hoạch thành lập Ủy ban này được công bố trong bối cảnh Quốc hội Nhật Bản sắp kết thúc kỳ họp thường kỳ vào ngày 19/9 tới, cho thấy ông Noda đang quyết tâm thực hiện vai trò chính trị để khẳng định chính sách nhất quán của mình.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda vừa bày tỏ quyết tâm khôi phục chương trình năng lượng hạt nhân của nước này bằng việc sử dụng quyền hạn để thành lập Ủy ban quy chế năng lượng hạt nhân, nhằm hướng tới việc mau chóng phục hồi hoạt động sản xuất điện hạt nhân vốn đang bị đình trệ.Theo giới phân tích, quyết tâm nay cua Thu tướng Noda nhằm mục đích trấn an cộng đồng quốc tế.
Theo báo "Yomiuri", Ủy ban quy chế năng lượng hạt nhân với 4 thành viên là các quan chức ngoại giao kỳ cựu và các quan chức phụ trách phát triển năng lượng hạt nhân, sẽ có nhiệm vụ thẩm tra việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân đang tạm ngừng hoạt động ở Nhật Bản. Dự kiến, Ủy ban này sẽ bắt đầu hoạt động từ đầu thang 4/2013.
Kế hoạch thành lập Ủy ban này được công bố trong bối cảnh Quốc hội Nhật Bản sắp kết thúc kỳ họp thường kỳ vào ngày 19/9 tới, cho thấy ông Noda đang quyết tâm thực hiện vai trò chính trị để khẳng định chính sách nhất quán của mình. Nếu được thành lập, Ủy ban này sẽ có trách nhiệm thuyết phục Quốc hội tại kỳ họp tới về việc tái khôi phục sản xuất điện hạt nhân. Tuy nhiên, nếu Ủy ban này đưa ra được “Tuyên bố về tình trạng khẩn cấp của năng lượng hạt nhân” dựa theo Luật các biện pháp đặc biệt đối với thiệt hại về năng lượng hạt nhân, việc thuyết trình tai Quốc hội sẽ không còn cần thiết. Như vậy, ông Noda sẽ có thể dễ dàng thực hiện việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân vốn đang bị phe đối lập chỉ trích.
Trước đó, hồi tháng 7, ông Noda cũng đã định thành lập Ủy ban này, song trước sự phản đối của các đảng đối lập, cũng như trong nội bộ đảng cầm quyền, khiến ông phải tạm gác kế hoạch của mình. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây trên chính trường với nhiều bất lợi cho ông Noda, như bị phe đối lập nhất trí thông qua kiến nghị khiển trách tại Thượng viện, cùng với việc tình trang Quốc hội “tê liệt” hiện nay, đa khiến ông Noda quyết tâm thực hiện kế hoach trên cua mình với vai tro la người đứng đầu Chính phủ.
Theo giới chuyên gia phân tích, việc Thủ tướng Noda quyết tâm thành lập Ủy ban quy chế điện hạt nhân mà không cần sự đồng y cua Quốc hội, la điều hiếm khi xảy ra. Trong nội bộ đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền cũng đã có những ý kiến phản đối, do đó nếu ông Noda vẫn cương quyết thực hiện kế hoạch này, có khả năng xảy ra cuộc thoát ly khỏi DPJ của các nghị sỹ là đảng viên của DPJ. Mặc dù vậy, ông Noda vẫn phải thực hiện quyết tâm này với mục tiêu trấn an cộng đồng quốc tế. Theo kế hoạch, hội nghị quốc tế của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ khai mạc tại Viên từ ngày 17/9 tới.
Nếu Nhật Bản chậm thành lập Ủy ban quy chế về năng lượng hạt nhân, nước này có thể vấp phải những quan ngại của các nước đối với chính sách hạt nhân của mình. Do đó, có thể hiểu việc Thủ tướng Noda quyết tâm thực hiện chính sach cua mình cung la nhằm giai quyết mối lo ngai nay.
Trong khi đó, báo "Sankei" cho rằng việc từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân vào năm 2030 không thể nói là mục tiêu mang tính hiện thực. Điều này cũng được thấy ro từ việc điều chỉnh các luận điểm, bao gồm cả luận điểm từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân, mà Hội nghị năng lượng, môi trường của Chính phủ Nhật Bản đưa ra trong cuộc họp ngày 4/9 vừa qua. Để tăng nguồn năng lượng có khả năng tái sinh nhằm thay thế năng lượng hạt nhân và để đạt mục tiêu tiết kiệm năng lượng, Nhật Bản cần khoản tài chính khổng lồ 150.000 tỷ yên (khoảng 1.912 tỷ USD). Việc thay đổi chính sách điện hạt nhân không chỉ ảnh hưởng đến các chính quyền địa phương, mà chắc chắn sẽ tác động đến cả an ninh quốc gia. Báo “Sankei” cho rằng lòng tin vào điện hạt nhân cua Nhật Bản đã bị lung lay mạnh sau sự cố hạt nhân Fukushima. Tuy nhiên, nếu nhân sự kiện này để nêu chủ trương từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân thì se chỉ dẫn đến con đường “vong quốc” mà thôi.