TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Australia “đi dây” trong quan hệ với đồng minh

 

Việc Australia tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước châu Á - Thái Bình Dương không làm Bắc Kinh hài lòng. Trong bối cảnh nguồn đầu tư từ châu Âu và Mỹ vào Australia ngày càng giảm, Trung Quốc nổi lên như một đối tác kinh tế hàng đầu của xứ Kangaroo. Thường thì kinh tế chi phối chính trị nên câu hỏi đặt ra là Australia đã có "bí kíp" nào để không bị Trung Quốc lấn áp mà vẫn giữ quan hệ đồng minh với Mỹ.

 

 

Theo các nhà phân tích, từ 60 năm qua, các chính phủ Australia đã tiến hành một chính sách đối ngoại, quốc phòng và hợp tác kinh tế xuyên suốt đối với Mỹ, Trung Quốc, và cả với Đông Nam Á, để tạo ra thế quân bình ngày nay.

Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không thể không nghi ngờ khi chứng kiến một tốc độ tăng trưởng kinh tế và quân sự không ngừng của Trung Quốc. Mỹ không còn nắm giữ vị trí thủ lĩnh khu vực như trước trong khi tầm quan trọng chiến lược của khu vực này đã được chứng minh.

Do đó, châu Á - Thái Bình Dương có xu hướng trở thành trung tâm bất ổn của thế giới xét về yếu tố dân số, kinh tế cũng như chính trị. Từ đó, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu Trung Quốc có phát triển một cách hòa bình? Australia đã lựa chọn mối quan hệ thông qua một quan điểm thực dụng và hòa giải đối với Trung Quốc, minh chứng là quan hệ kinh tế đặc biệt được duy trì từ nhiều năm nay giữa hai nước.

Là đồng minh chiến lược của Mỹ trong khu vực nên Australia không phát triển quan hệ vững chắc với Trung Quốc, mà chỉ dựa trên mối quan hệ trao đổi kinh tế năng động. Giai đoạn 2009-2010, Trung Quốc-đối tác kinh tế hàng đầu của Australia-chiếm 17,6% tổng thương mại của Australia, xếp trên Nhật Bản và Mỹ. Mối quan hệ trên góp phần bổ sung và làm hài lòng cả hai phía. Trong khi Australia được coi như một đối tác cung cấp nguyên liệu ưu tiên của Trung Quốc và giá trị xuất khẩu của Australia không ngừng tăng cao thì Trung Quốc cũng xuất khẩu các sản phẩm chế biến và đầu tư ồ ạt vào Australia.

Tuy nhiên, dù có những thái độ trấn an được minh chứng qua quan hệ thương mại theo kiểu "cùng thắng", Trung Quốc vẫn tiếp tục là một mối đe dọa đối với Australia. Trung Quốc tiếp tục phát triển kho vũ khí quân sự một cách mạnh mẽ, ngay cả khi nước này tuyên bố điều đó chỉ nhằm mục đích duy nhất là phòng thủ. Đối với Trung Quốc, đó là nhằm “bảo vệ vị trí trước những cường quốc thế giới khác”, song cũng nhằm khẳng định an ninh của nước này trước các nước láng giềng luôn muốn liên minh lại với nhau chống Trung Quốc một khi mối đe dọa bá quyền của Bắc Kinh ngày một tăng lên. Đối với Australia, không thể không cảm thấy bị đe dọa nếu xét đến khoảng cách địa lý và những nguồn lực ấn tượng từ phía Trung Quốc.

 

Australia và Trung Quốc hiện là hai đối tác thương mại lớn của nhau.

Để bảo vệ mình, Australia có thể dựa vào đồng minh lịch sử là Mỹ. Khung cảnh của Hiệp ước an ninh chiến lược (ANZUS, được ký kết năm 1951 và được gia hạn mới đây giữa New Zeland, Australia và Mỹ) đang bảo đảm cho Australia một sự bảo vệ tối ưu trong một môi trường khu vực trở nên bị đe dọa cũng như sức mạnh đang nghiêng về những vấn đề khu vực. Tuy nhiên, Mỹ hiện không còn là siêu cường số 1 nên từ nay Australia cũng phải đa dạng hóa quan hệ với các đối tác khác. Điều này trước tiên được thực hiện thông qua việc hội nhập khu vực tốt hơn.

Đối với Australia, cần thiết phải chứng minh cho toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương thấy rằng Australia mong muốn hội nhập về chính trị và kinh tế. Trước đây bị chia cách bởi mối quan hệ đặc biệt của mình với Mỹ, Australia đang ngày càng tích cực tham gia các diễn đàn khu vực để phá thế cô lập.

Lập trường của Australia là không tham gia một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Đài Loan, Mỹ và Trung Quốc. Trong chuyến công du Việt Nam ngày 29/8, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith kêu gọi Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận trong vấn đề này. Ông phát biểu: "Australia muốn thấy cuộc tranh chấp này được giải quyết trong tinh thần hữu nghị, phù hợp với luật quốc tế và tuân thủ Luật biển, đặc biệt tuân thủ Công ước LHQ". Bộ trưởng Smith cũng khẳng định lập trường của Australia là "không theo bên nào trong cuộc tranh chấp lãnh hải".

Đối với Australia, cơ sở nền tảng cho chính sách đối ngoại của nước này là không lựa chọn đứng về bên nào giữa Trung Quốc và Mỹ. Australia hưởng lợi ích kinh tế từ mối quan hệ với Trung Quốc trong khi việc liên minh với Mỹ mang lại cho nước này những lợi ích địa chính trị và quân sự đáng kể. Australia cũng tự đặt mình trong khu vực với vai trò trung gian hòa giải giữa các cường quốc và mong muốn bảo đảm sự cân bằng của hệ thống.

Ý thức được những hạn chế của mình, Australia đang tự xếp mình vào vị trí cường quốc tầm trung bình để bảo đảm an ninh và thực hiện các lợi ích đề ra. Như một số nhóm cố vấn cao cấp của Mỹ đánh giá, Australia đang thực hiện một chính sách "ngăn chặn-can dự" đối với Trung Quốc. Cần phải nhận thấy là mặc dù bày tỏ thiện chí ưu tiên cho các vấn đề thương mại, nhưng bên cạnh đó Australia cũng tăng cường và hiện đại hóa kho vũ khí quân sự. Ngân sách quốc phòng của Australia hiện chiếm 1,9% GDP và sẽ tăng lên 3% vào giai đoạn 2015-2016. Mục đích của chính sách này nhằm có thể đáp ứng trước những mối đe dọa có khả năng gây ra bởi vị trí vùng đệm của Australia giữa hai cường quốc và bởi sự cách ly của nước này với khu vực. 

Đến lượt mình, Trung Quốc có thể cảm thấy bị đe dọa bởi sự lớn mạnh của quân đội Australia. Nếu Australia đang tăng cường triển khai lực lượng hải quân ở phía Bắc thì chính các tuyến giao thông hàng hải của Trung Quốc sẽ có thể bị đe dọa. Do đó, Trung Quốc bắt buộc phải duy trì một lực lượng trong khu vực và để bao vây một lực lượng hải quân Australia hùng mạnh có thể nổi lên

  M.T. (tổng hợp)
Theo CAND

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te