Những chuyển động chính trị đằng sau tranh chấp: Trung - Nhật
Chính sự hiện diện của các tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ ở vịnh Subic, Philippines trong tháng nay đã dấy lên hồi chuông báo động ở Bắc Kinh, nhất là khi Trung Quốc coi những hành động cương quyết của Nhật Bản thời gian qua là một phần của kế hoạch tổng thể.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và
người đòng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Bắc Kinh
Việc Mỹ cử tàu ngầm tới khu vực – đặc biệt là tại các căn cứ quân sự ở đảo Guam, Nhật Bản và Hawaii – cùng với động thái ở vịnh Subic, khu vực "sát nách” căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc khu vực phía nam, khiến Bắc Kinh hết sức quan ngại.
Khó có thể đoán biết được mục tiêu trong các chiến lược của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tuyên bố gần đây của Tổng thư ký đảng Dân chủ tự do Nhật Bản Nobuteru Ishihara đã cho thấy những tín hiệu từ Washington.
Ông Ishihara cho biết: "Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc đang ở mức tồi tệ nhất kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia. Lý do chính xác là vì mối quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật đang lung lay, nên một số quốc gia lân cận dần xâm phạm lãnh thổ Nhật Bản. Bởi vậy, nền hòa bình của Nhật Bản đang đứng trước đe dọa lớn”.
Mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản đã tỏ ra không mấy suôn sẻ kể từ sau khi đảng Dân chủ cầm quyền năm 2009. Trong khi đó, căng thẳng lâu dài giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư lại trở thành điểm nóng bắt đầu từ cách đây 1 tháng sau khi một số nhà hoạt động Trung Quốc đặt chân lên chuỗi đảo này.
Tranh chấp giữa hai bên trở thành nguồn gốc của các cuộc biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc, sau khi Nhật Bản tuyên bố rằng họ sẽ mua lại một số đảo chính thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ phía tư nhân.
Tranh chấp trên biển Hoa Đông mặt khác cũng khiến sự hiện diện của Mỹ trong khu vực trở nên nổi bật. Qua những diễn biến gần đây nhất, có thể kết luận rằng chính sự hiện diện của tàu ngầm Mỹ tại vịnh Subic của Philippines trong tháng, cùng với các hành động cương quyết của Nhật Bản trong tuyên bố chủ quyền…đã khiến Bắc Kinh hết sức lo ngại. Hai động thái mới được Trung Quốc coi như hai phần của một kế hoạch tổng thể.
Biểu tình ở Nhật Bản và Trung Quốc
trong vấn đề tranh chấp ở quần đảo Senkaku - Điếu Ngư
Mặc dù hồi chuông báo động đã ở bên tai, nhưng Trung Quốc không thể đẩy tranh chấp với Nhật Bản lên quá cao, đến mức vượt tầm kiểm soát và không thể quay đầu lại được. Trên thực tế, chính các bên thứ 3 cũng đang đóng vai trò trong tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Washington hoàn toàn có lợi ích trong tranh chấp Trung-Nhật. Trước hết, vai trò Mỹ nổi bật ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ giúp che đậy sự hiện diện của hải quân Mỹ ở khu vực vịnh Ả rập và Ấn Độ Dương – trong chiến lược đối phó với Iran. Thứ hai, Washington cũng thúc đẩy làn sóng phản đối Trung Quốc để kéo các quốc gia có tầm vị trí địa-chính trị quan trọng như Maldives về phía mình, trực tiếp hoặc gián tiếp qua Ấn Độ. Và cuối cùng, hình ảnh của hai quốc gia tranh chấp sẽ bị ảnh hưởng trên trường quốc tế, từ đó mở ra cơ hội cho Ấn Độ trong cuộc chạy đua giành ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Thời gian qua, phương Tây đã hoàn toàn ủng hộ Ấn Độ như một quốc gia chiến lược đối với vai trò của Mỹ tại khu vực châu Á. Các động thái gần đây của Mỹ, bao gồm xây dựng lực lượng hải quân trên biển Ấn Độ Dương nhằm đối phó Iran, Trung Quốc lại đang gánh trách nhiệm nặng nề như một cường quốc nên cần phải quan sát thận trọng các diễn biến tại vịnh Ả rập và Địa Trung Hải.
Tranh chấp Trung-Nhật sẽ không cho phép lực lượng hải quân của Trung Quốc dịch chuyển tới vùng biển khác để kiểm soát các động thái mới của Mỹ và Israel. Trong khi đó, Ấn Độ cũng có khoảng thời gian vàng để củng cố mối quan hệ với Maldive, nhằm cô lập Trung Quốc. Và để xóa bỏ tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Maldive, gần đây Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã có chuyến thăm 3 ngày tới Male để thiết lập quan hệ.
Giữa lúc căng thẳng ngày một tăng giữa hai cường quốc trong khu vực, Washington càng có được cơ hội cô lập Trung Quốc và Nhật Bản. Tranh chấp tại chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư không chỉ làm suy giảm hình ảnh của hai quốc gia trên trường quốc tế, mà còn khiến suy giảm sức mạnh quân sự của họ, tạo điều kiện cho các nước khác trỗi dậy như một thế lực mới trong khu vực.
Tranh chấp Trung-Nhật đã tăng cao đến mức gần như vượt tầm kiểm soát sau khi diễn ra các cuộc biểu tình có tính chất bạo động. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã phải lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh đảm bảo an toàn sinh mạng và vật chất của người dân Nhật ở Trung Quốc trong những ngày qua.
Hệ thống radar X-band thuộc hệ thống
lá chắn tên lửa của Mỹ đạt tại Nhật Bản
Trong khi đó, tầm ảnh hưởng của Ấn Độ tới một số quốc gia nhỏ ở Nam Á đã khá sâu sắc. Nếu như chính phủ Maldives không chấp thuận một cuộc bầu cử sớm, rất có thể Mỹ sẽ gây sức ép để cuộc bầu cử này dời tới tận cuối năm 2013.
Về khu vực Đông bắc Á, việc Mỹ sẽ triển khai thêm một giàn radar thứ hai trong hệ thống lá chắn tên lửa của mình ở Nhật Bản cũng góp phần không nhỏ trong việc dịch chuyển tầm ảnh hưởng của Washington tới châu Á-thái Bình Dương.
Trong chuyến công du tới Nhật Bản hôm 17-9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố Mỹ và Nhật đã nhất trí triển khai một trạm radar phòng thủ tên lửa X-band nữa ở nước này nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. Tuy nhiên, điều này không thuyết phục được giới chuyên gia và họ cho rằng kế hoạch vẫn nhằm vào Bắc Kinh.
Mặc dù chưa công bố địa điểm đặt của hệ thống mới, nhưng việc triển khai một hệ thống radar đánh chặn tên lửa thứ hai của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản chắc chắn sẽ tăng cường đáng kể hệ thống phòng thủ tên lửa tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Trạm radar phòng thủ tên lửa X-band đầu tiên của Mỹ đã được triển khai tại Nhật vào năm 2006.
Xét về tổng thể, nếu tranh chấp căng thẳng còn tiếp diễn như hiện nay, Nhật Bản sẽ buộc phải rút người dân của mình khỏi Trung Quốc, và tương tự đối với Trung Quốc. Đây chính là thời điểm để cả hai nước chấp thuận đối thoại song phương để giảm căng thẳng, bởi tranh chấp chỉ mang lại những bất lợi đối với lợi ích của cả hai bên và cả nền hòa bình thế giới.
Khánh Duy
Theo Đại Đoàn Kết