Căng thẳng tiếp tục gia tăng trở lại trong khu vực Đông Nam Á khi các tuyên bố chủ quyền ở vùng Biển Đông giàu nguồn tài nguyên đẩy vấn đề phức tạp này thêm sôi sục.
Một loạt hành động khiêu khích mới nhất mà Trung Quốc đã đưa ra gồm đội tuần tra “sẵn sàng chiến đấu”, kêu gọi đấu thầu tại các lô ở ngoài khơi [Việt Nam] và thiết lập một đơn vị đồn trú cùng với chính quyền mới trên đảo Tam Sa. Việt Nam liên tiếp phản đối những hành động này bằng cách đưa các chuyến bay quân sự ra quần đảo Trường Sa bất chấp cảnh báo từ các quan chức Trung Quốc.
Riêng với Philippines, tổng thống Aquino tuyên bố sẽ cấp 1,8 tỷ USD để nâng cấp các lực lượng quân sự. Việc này có thể thấy rằng cạnh tranh quân sự là điều không thể tránh khỏi tại khu vực Đông Nam Á.
Một số người hy vọng rằng các quốc gia trong khu vực này sẽ phối hợp một số hành động chung với nhau. Và hy vọng này có thể bị đặt sai chỗ.
Trong khi khu vực này đang rùng mình với những ý nghĩ rằng xung đột có thể làm ảnh hưởng đến tuyến đường vận chuyển huyết mạch của thị trường châu Á, thì trên thức tế cho đến nay các nước vẫn chưa có hành động cụ thể nào để giải quyết tình hình. Cộng đồng ASEAN thậm chí còn không đạt được các thỏa thuận về một tuyên bố chung trong cuộc họp hàng năm cách đây vài tháng [tại Campuchia]. Đó là chưa kể đến việc tuyên bố chung mà không có ràng buộc pháp lý cụ thể nào thì sức ảnh hưởng của nó lại càng bị giảm nhẹ. Quy tắc ứng xử chung năm 2002 mà các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã ký lại tiếp tục bị bỏ qua trong lúc các nước vẫn tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng mang về nhiều lợi nhuận.
Nhìn chung, các nước vẫn tiếp tục chiếm biển đảo và quân sự hóa khu vực này bất chấp những lời kêu gọi tất cả các bên nên tìm kiếm giải pháp ôn hòa. Với việc Hoa Kỳ đang nghiêng về châu Á, tranh chấp Biển Đông sẽ là bài toán kiểm tra lớn đầu tiên để Hoa Kỳ khẳng định sự trở lại Thái Bình Dương của nước này. Việc Hoa Kỳ có thể hoặc nên làm gì thì vẫn còn là điều chưa ai xác định được.
Ngày nay khi mở rộng quyền lực, lực lượng quân sự mới là điều thực tế để khẳng định chủ quyền ranh giới chứ không phải là ngòi bút. Bắc Kinh ngày càng khẳng định tuyên bố chủ quyền với bản đồ riêng của họ và tiếp tục tạo ra nhiều rắc rối cũng như hình thành động lượng ngầm [dẫn đến xung đột].
Trung Quốc hiện nay tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, mặt khác lại tiến đến gần bờ biển của các nước láng giềng và qua mặt cả các tiêu chuẩn quốc tế. Đây có thể gọi là bước “tấn công đầu tiên” được ủng hộ bởi một số nhân vật có ảnh hưởng trong các nhóm chuyên gia Trung Quốc và các báo chí nhà nước – một cách nhằm phổ biến nhanh chóng và quyết định tham gia quân sự để thuyết phục Việt Nam và Philippines lùi lại trong cuộc tranh chấp. Quan điểm này đã được Trung Quốc tiến hành trong cuộc đụng độ năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa.
Đối với Hoa Kỳ, nhiều người nhìn thấy vấn đề này như một cách để chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong khu vực. Bộ Ngoại giao đã ban hành một tuyên bố về Biển Đông kêu gọi tất cả các bên tìm kiếm một giải pháp ôn hòa đối với các bế tắc. Thượng nghị sĩ McCain gọi động thái của Trung Quốc là “khiêu khích”.
Ngoài cuộc tập trận thường lệ với Philippines, Việt Nam và Ấn Độ, Hoa Kỳ đã đưa ra một cách tiếp cận rất thận trọng. Mục tiêu đối ngoại cốt lõi của Hoa Kỳ là giải quyết các tuyên bố chủ quyền lãnh hải một cách ôn hòa và đáp ứng sự thống nhất của các nước Đông Nam Á chứ không phải đối đầu quân sự với Trung Quốc. Điều này có thể khó thực hiện vì Trung Quốc luôn cưỡng ép tuyên bố của họ, bằng chứng gần đây Trung Quốc đã “hộ tống” một đội tàu hải quân của Ấn Độ từ cảng Việt Nam và tung hô đây là “vùng biển thuộc Trung Quốc”.
Hồi tháng Sáu vừa qua, Tổng thống Philippines Aquino đã tìm cách để bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ tham chiến nếu Philippines bị tấn công. Phía Hoa Kỳ đã từ chối đứng hẳn về một phía nào trong cuộc tranh chấp lãnh hải, vì đây là một chính sách lâu dài, nhưng tái khẳng định cam kết về Hiệp ước Quốc phòng Song phương đối với Philippines. Ở mức tối thiểu, việc này đòi hỏi Hoa Kỳ phải được tham vấn ngay lập tức nếu có chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tham gia vào các hành động quân sự.
Cho đến nay, việc Hoa Kỳ tham gia vào khu vực này vẫn còn là dấu hỏi lớn đối với một số nước khác tại Đông Nam Á. Việt Nam tiếp tục tập trận chung với Trung Quốc và duy trì sự cân bằng với đối tác thương mại chính của họ ở phía bắc. Các nước không tham gia vào cuộc tranh chấp biển đảo bao gồm Thái Lan, Singapore, Campuchia, Indonesia và Lào đã cho thấy họ không hứng thú “đứng về phía nào” cả, mặc dù sự tham gia của Hoa Kỳ chắc chắn được họ hoan nghênh. Về phần mình, Trung Quốc đã nhanh chóng sử dụng đòn trả đũa thương mại bằng cách đột ngột ngưng nhập khẩu trái cây từ Philippines.
Nếu lịch sử là một cách thức hướng dẫn thì những hậu quả không lường trước được ngay cả một cuộc giao tranh quân sự nhỏ nhất cũng có thể chứng minh tình hình này trên thực tế rất khó kiểm soát. Tình hình hiện nay vẫn còn nhiều biến động, đặc biệt giữa lúc Bắc Kinh đang tiến hành chuyển đổi lãnh đạo và có khuynh hướng gia tăng dân tộc chủ nghĩa, thậm chí có cả thành phần hiếu chiến. Chính sách xoa dịu cũng có những điểm bất mãn của nó. Đây là bước đường mảnh mà Hoa Kỳ phải bước đi.
Hiện nay không có dấu hiệu nào cho rằng hành động khiêu khích này sẽ sớm kết thúc. Việc này cũng không nên ngạc nhiên nếu các tàu và thuyền đánh cá đụng độ, và các điểm này có thể dẫn đến một cuộc biến động đối đầu lớn hơn. Có lẽ mức ảnh hưởng và sự hiện diện của Hoa Kỳ sẽ giúp giảm độ nóng leo thang và ngăn chặn những quan điểm cho rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc tấn công đối với các nước láng giềng mà không nhận lại hậu quả.
Bỏ mặt Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể và sẽ vẫn là một cường quốc Thái Bình Dương. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là nước bảo hộ các lợi ích chung, tăng cường hợp tác giữa các bên, và thường xuyên kiểm soát để tàu bè qua lại trong vùng biển quốc tế một cách tự do nhất.
Đỗ Đăng Khoachuyển ngữ, CTV Phía Trước
Brian P. Klein, Business Insiders
Nguồn: TCPT
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012