TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Trung Quốc đang “mua” Ai Cập từ Mỹ?

Trung Quốc đang dần giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với Ai Cập, biến nước này thành "bàn đạp" tiếp cận châu Phi.

Tuần trước, Mohamed Morsi, vị Tổng thống mới đắc cử của Ai cập, đã quyết định chọn Trung Quốc là điểm đến đầu tiên nằm ngoài Trung Đông và châu Phi trong lịch trình công du.
 
Đi theo tháp tùng tổng thống Ai Cập trong chuyến thăm Trung Quốc là 1 đoàn doanh nhân. Chủ tịch Trung Quốc – Hồ Cẩm Đào – đã bất ngờ đưa ra những hỗ trợ về tài chính và chính trị dành cho Ai Cập, trong đó có những khoản đầu tư trên qui mô lớn vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. 
 
Chỉ sau đó 3 ngày, nội các của ông Obama lại củng cố nỗ lực “kết thân” với Ai Cập khi tuyên bố giảm nợ cho nước này. Washington và Cairo gần hoàn tất thỏa thuận Mỹ xóa 1 tỷ USD nợ cho Ai Cập đồng thời Mỹ cũng ủng hộ việc Ai Cập đề nghị vay 4,8 tỷ USD từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. 
 
Theo Mohamed Kadry, chuyên gia phân tích quân sự tại Trung tâm nghiên cứu chính trị và chiến lược quân sự Al Ahram có trụ sở đặt tại Cairo, Ai Cập đang có chủ trương tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Chính phủ mới của nước này đang tỏ ra hoài nghi về phương Tây. 
 
Trên thực tế, trong 30 năm Mỹ công khai ủng hộ chế độ độc tài của cựu tổng thống Hosni Mubarak, đã nhiều năm Mỹ hành hạ nhóm Những người anh em Hồi giáo mà tổng thống đương nhiệm Morsi là 1 thành viên.  
 
Tháng 11/2010, kết quả cuộc thăm dò dư luận do Viện nghiên cứu Pew công bố cho thấy 52% dân số Ai Cập có quan điểm tích cực đối với Trung Quốc. Ngược lại, chỉ có 17% có quan điểm nhưu vậy đối với Mỹ. 
 
Khác với Mỹ, khi hợp tác với Trung Quốc, Ai Cập sẽ không phải lo lắng về bất ổn chính trị hay nhân quyền. Trung Quốc có tiền, có quyền lực, có vũ khí và sẵn sàng cạnh tranh xóa bỏ tầm ảnh hưởng của Mỹ ở Ai Cập.  
 
Mỹ vẫn là nhà tài trợ lớn nhất của Ai Cập với số tiền viện trợ kinh tế và quân sự lên đến 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên, vốn là 1 đồng mình lâu năm của khu vực Trung Đông, Trung Quốc đang tiến sâu vào các lĩnh vực cả về kinh tế và an ninh của Ai Cập với tốc độ chóng mặt. Tổng cộng số tiền mà Trung Quốc đầu tư vào Ai Cập đã có giá trị lên đến 500 triệu USD. 
 
Được thực hiện dưới thời Mubarak, những khoản đầu tư này không chỉ đẩy mạnh mối quan hệ thương mại giữa Ai Cập và Trung Quốc. Trong khi Ai Cập lâm vào tình trạng hỗn loạn năm 2011 khiến các nhà đầu tư khác bỏ chạy, các công ty Trung Quốc vẫn đứng sau ủng hộ nước này, đầu tư vào các loại hàng hóa có giá phải chăng như quần áo hay đồ điện tử giá rẻ.
 
Với số dân 85 triệu người, Ai Cập đang là thị trường tiêu dùng sinh lợi lớn cho các hàng hóa Trung Quốc giá rẻ. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Ai Cập của Trung Quốc lên tới 7,28 tỷ USD, đánh bại con số 6,18 tỷ USD của Mỹ. 
 
“Các khoản đầu tư của Trung Quốc tập trung vào tiêu dùng – thứ duy nhất vẫn còn kiên cường cả trong và sau khi bạo loạn xảy ra”, 1 chuyên gia kinh tế người Ai Cập giấu tên cho biết. 
Trong khi Mỹ chật vật tìm cách phục hồi nền kinh tế và châu Âu – đối tác thương mại hàng đầu của Ai Cập – phải đối mặt với khủng hoảng nợ, Trung Quốc mang đến đây lượng tiền khổng lồ và khu vực xuất khẩu vững chắc. 
 
Mặc dù không có nguồn tài nguyên dồi dào – điều khiến Trung Quốc đổ tiền vào nhiều nơi trên khắp châu Phi như Libya và Angola. Tuy nhiên, theo giới phân tích, ngoài thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng – Ai Cập có thể trở thành “bàn đạp” giúp Trung Quốc tiếp cận với các nước lân cận. 
 
Với những đóng góp vào kinh tế Ai Cập – đất nước nằm ở trung tâm của thế giới Arab, Trung Quốc sẽ dễ dàng có được lợi thế chính trị ở khu vực này. 
 
Trung Quốc cũng có thể sử dụng kênh đào Suez làm đường dẫn cho tàu chiến tiếp cận với vùng biển Địa Trung Hải và biển Đen – nơi Trung Quốc cũng đang có nhiều khoản đầu tư. Đây sẽ là sự cạnh tranh lớn đối với Mỹ khi nước này đang được hưởng đặc quyền khi đi qua kênh đào này.
 
Theo 1 nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Khoa học và công nghệ Na Uy, số lượng mà Trung Quốc bán cho Ai Cập đã vượt qua tổng lượng vũ khí bán cho các khách hàng truyền thống là Sudan và Zimbabwe. Hiện nay, Ai Cập là thị trường vũ khí lớn nhất của Mỹ ở châu Phi. 
 
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số tiền hỗ trợ về mặt quân sự của Mỹ dành cho chính phủ Ai Cập lại được dùng để mua thêm vũ khí của Trung Quốc. Một số chuyên gia phân tích còn lo ngại rằng sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Ai Cập, kết hợp với chính quyền của ông Morsi không còn trung thành với Mỹ, Trung Quốc sẽ có thể tiếp cận với các công nghệ quân sự của Mỹ.
 
Thu Hương

Theo TTVN/Global Post

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te