Một số quốc gia trong khối ASEAN đang gia tăng mua thiết bị quân sự cho hải quân của họ, trong lúc tranh chấp ở Biển Ðông ngày càng căng thẳng.
Tàu ngầm USS Olympia của Mỹ neo đậu ở vịnh Subic ngày 8-10. Thái Lan dự kiến mua tàu ngầm và máy bay Gripen của Công ty Saab AB (Thụy Điển), trang bị thêm tên lửa chống tàu RBS-15F, hiện đại hóa một tàu khu trục và mua thêm một tàu khu trục nữa trong 5 năm tới
Theo Tạp chí quốc phòng IHS Jane's Defence Weekly, Indonesia đang mua tàu ngầm của Hàn Quốc và hệ thống radar bảo vệ bờ biển của Trung Quốc và Mỹ. Trong khi đó, Singapore, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn hàng thứ năm trên thế giới, cũng đang mua thêm một số thiết bị quân sự.
IHS Jane's Defence Weekly cho rằng nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ lo ngại thành công kinh tế kèm theo chính sách quốc phòng cứng rắn của Trung Quốc. Khi cảm thấy bị đe dọa, các quốc gia Ðông Nam Á đang chi những khoản tiền lớn để mua vũ khí, nhằm bảo vệ đường hàng hải, hải cảng và lãnh hải của mình, rất quan trọng trong việc xuất khẩu, cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tranh chấp chủ quyền trên biển Ðông cũng làm cho Malaysia, Philippines và Brunei… tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, an ninh lãnh hải trên Biển Ðông cũng quan trọng và là trọng tâm của Indonesia, Thái Lan và Singapore.
Singapore đầu tư mua máy bay chiến đấu F-15SG của Boeing
James Hardy, chủ biên của Tạp chí quốc phòng IHS Jane's Defence Weekly, cho biết: “Phát triển kinh tế làm cho họ phải chi tiền cho quốc phòng, để bảo vệ các nguồn đầu tư, các tuyến đường hàng hải và các khu đặc quyền khai thác kinh tế. Khuynh hướng lớn nhất hiện nay là tuần tra bờ biển và lãnh hải”.
Còn viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho rằng trong khi kinh tế các quốc gia Ðông Nam Á tăng trưởng, ngân sách quốc phòng của họ cũng tăng theo, 42% trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2011. Món hàng quân sự được các quốc gia này mua nhiều nhất là tàu chiến, tàu tuần, hệ thống radar, máy bay chiến đấu, cùng với tàu ngầm và tên lửa chống tàu chiến. “Tàu ngầm đóng vai trò rất lớn. Tàu ngầm có thể gây tác hại lớn mà không ai thấy được nó, không ai biết nó từ đâu tới, và tàu ngầm có thể làm được nhiều thứ trong đại dương”- Tim Huxley, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) nhận định.
S.Phương (Thep AP)