TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Đông Nam Á mở "hầu bao" bao nhiêu cho vũ khí?

Khi ngân sách quốc phòng ở nhiều nước châu Âu chịu ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế, châu Á nổi lên là khu vực hấp dẫn các nhà sản xuất vũ khí. Tại Đông Nam Á, Singapore là nước mở "hầu bao" nhiều nhất cho quốc phòng.

Indonesia dự kiến mua 3 tàu ngầm của Hàn Quốc
Indonesia dự kiến mua 3 tàu ngầm của Hàn Quốc. (Ảnh một tàu khu trục Hàn Quốc đang bắn ngư lôi chống tàu ngầm trong một cuộc tập trận trên Hoàng Hải tháng 8/2010)

 

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế ở Stockholm(SIPRI ), Indonesia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đứng đầu danh sách các quốc gia có ngân sách quốc phòng tăng mạnh ở Đông Nam Á, từ khoảng 66%-82% trong thời gian năm 2002-2011.

 

Tuy nhiên, quốc gia chi lớn nhất phải là Singaproe, quốc đảo nhỏ bé với cảng biển lớn thứ hai thế giới, trung tâm tài chính toàn cầu cùng “cái rốn” lớn về dầu khí và hóa dầu.

 

Quốc đảo giàu có này cùng với Malaysia và Indonesia nằm trên Eo biển Malacca, nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Là tuyến đường biển nhộn nhịp, eo biển cũng là “cái rốn” chiến lược về năng lượng, vật liệu thô, hàng hóa thành phẩm chảy từ đông sang tây.

 

Theo con số của IISS, với 9,66 tỷ USD, ngân sách quốc phòng năm 2011 của Singapore đã bỏ xa con số 5,52 tỷ USD của Thái Lan, 5,42 tỷ USD của Indonesia, 4,54 tỷ USD của Malaysia.

 

Tình hình tăng mạnh cho chi tiêu quốc phòng cũng không khác là bao ở Bắc Á, nơi có sự can dự của Trung, Nhật, Mỹ, Nga và hai miền Triều Tiên. Nhưng Đông Nam Á dường như đang theo xu hướng theo đuổi các hệ thống quân sự có thể dùng được một cách hiệu quả. “Đây là tiến trình không rõ ràng.” Huxley tại IISS cho hay.

 

Ông cũng cho rằng các chính phủ có vẻ như dùng nguồn tài nguyên để “tạo đà” cho hiện đại hóa quân sự, quốc phòng. Dữ liệu chính thức về con số cũng như mục đích chi tiêu thường không rõ. Thậm chí các con số chi tiêu quốc phòng cũng không nói hết lên câu chuyện thực sự của nó. Ví dụ như một số nước dùng các khoản vay hoặc bán quyền khai thác năng lượng để mua vũ khí.

 

“Rốn” mua vũ khí

 

Khi ngân sách quốc phòng ở nhiều  nước châu Âu bị chịu ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế, châu Á nổi lên là khu vực hấp dẫn các nhà sản xuất vũ khí, thiết bị liên lạc và hệ thống giám sát. Lockheed Martin và Boeing đều mong đợi châu Á-Thái BÌnh Dương sẽ đóng góp 40% lợi nhuận trên toàn cầu của họ.

 

Theo SIPRI, Việt Nam mua 97% vũ khí của mình, gồm tàu khu trục nhỏ, chiến đấu cơ, hệ thống tên lửa ven biển Bastion, của Nga trong giai đoạn từ 2007-2011, nhưng cũng đang tìm kiếm các nhà cung cấp khác ở Hà Lan và Mỹ.

 

Philippines, nước phụ thuộc 90% vào Mỹ cho kho vũ khí của mình, cũng dự định chi 1,8 tỷ USD trong 5 năm nữa nhằm nâng cấp kho vũ khí, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông vẫn không có hướng ra.

 

“Philippines đặc biệt cần hệ thống giám sát trên không”, Bateman, chuyên gia tại Trung tâm các nguồn tài nguyên biển và an ninh quốc gia Australia cho hay. Khả năng chống tàu ngầm cũng là một ưu tiên, một nhà hoạch định quốc phòng Philippines cho biết thêm.

 

Thái Lan, nơi quân đội đã tiến hành 18 cuộc đảo chính thành công cũng như bất thành từ năm 1932 đến nay, đã phát triển một tàu tuần tra, do BAE Systems, Anh, thiết kế. Nước này dự kiến hiện đại hóa một tàu khu trục nhỏ trong vòng 5 năm và mua chiếc đầu tiên trong 2 chiếc mới nữa.

 

“Chúng tôi không cho là những tàu này sẽ thay thế tàu ngầm song hi vọng chúng có giá trị tương đương”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Thái Lan Thanathip Sawangsaeng cho hay.

 

Còn Singapore mua hầu hết vũ khí của mình từ Mỹ, Anh và Đức. Tuy nhiên họ cũng có ngành công nghiệp quốc phòng riêng, tập trung vào ST Engineering. Tập đoàn nhà nước này cung cấp cho các lực lượng vũ trang Singapore và nhiều khách hàng nước ngoài.

 

“Hầu hết các nước đều muốn hoặc đang nỗ lực theo đuổi ngành công nghiệp vũ khí nội địa của riêng mình”, Storey cho hay. “Như vậy rẻ hơn là mua của nước ngoài và về dài họ đang tìm kiếm phát triển thị trường xuất khẩu của riêng mình. Điều này hoàn toàn đúng với Indonesia, nhằm tránh được lệnh cấm vận của các nước như Mỹ”.

 

Vũ Quý (Tổng hợp)
Theo Dân Trí

 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te