TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Trung Quốc khó có thể nhượng bộ ASEAN

Việc Trung Quốc khăng khăng đòi chủ quyền trên một diện tích lớn trên biển Đông có liên quan chặt chẽ đến những yêu sách về kinh tế.
 

 

Điều này khó thay đổi khi Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nước sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới.

Theo Andrew Nathan, một học giả về chính sách và đường lối đối ngoại của Trung Quốc, thuộc ĐH Columbia, New York, Trung Quốc chẳng có lợi lộc gì khi nhượng bộ và đàm phán với các quốc gia Đông Nam Á.

Trung Quốc sẽ không bình tĩnh và những hành động gần đây của họ cho thấy đây chính là chính sách lâu dài của Trung Quốc nhằm tái khẳng định những tuyên bố cứng rắn của họ, không hề có sự nhượng bộ, dù chỉ một ly.

 

Biển Đông.

 

 

Trung Quốc và Mỹ nhìn nhau hành động

Cùng với sự gia tăng sức mạnh Hải quân, Trung Quốc đã sử dụng những tàu hải giám của mình để đe dọa tàu cá nước ngoài, cắt cáp tàu thăm dò, phá bỏ các thiết bị đánh dấu trên những đảo ngầm không người ở.

Một cuộc chiến tranh đúng nghĩa khó có thể xảy ra, và “tất cả những khuynh hướng xử sự khác đều đang đi không đúng hướng” (theo bản báo cáo vào tháng 7/2012 của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng thế giới).

Jonathan D.Pollack, một chuyên gia nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Học viện Brookongs, Washington cho rằng: “Trung Quốc có xu hướng xử sự bản năng. Điều này không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt đẹp. Cứ khi nào vai trò của Mỹ được thể hiện là họ lại bị kích động ”.

Giáo sư Taylor Fravel thuộc Học viện Kỹ thuật Massachusetts, Cambridge, Masachusetts, cho rằng: “Mỹ sẽ không tham dự trực tiếp vào vấn đề này. Họ sẽ thường xuyên thay đổi đối sách dài hơi là giữ vị trí trung lập trong cuộc tranh chấp chủ quyền này và điều này có thể khiến mối quan hệ ngày càng mở rộng với Trung Quốc trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, Mỹ có thể sẽ lên tiếng khi họ cảm thấy  những khuynh hướng đang diễn ra có thể gây tổn hại đến sự ổn định trong khu vực hay gây trở ngại cho những quy tắc cơ bản về tự do hàng hải”.

Dean Cheng, một nhà nghiên cứu về các vấn đề an ninh và chính trị Trung Quốc, thuộc Quỹ nghiên cứu Heritage, Washington cho rằng: Việc Trung Quốc hành động  trước tiên là điều có thể lý giải được. Họ sẽ tìm dầu và sử dụng quân đội để chiếm những khu vực đang tranh chấp và khiến các nước trong khu vực buộc phải nhượng bộ họ”.

Đã 9 năm trôi qua mà Trung Quốc và các nước ASEAN vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc thực thi những biện pháp xây dựng lòng tin.

Tiến sỹ Ian Storey thuộc Học viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore cho rằng: “Việc có thể tìm được tiếng nói chung trong ký kết một bộ quy tắc nhằm thu hẹp những hoạt động xây dựng chủ quyền của quốc gia “tầm trên” cùng tranh chấp là điều khó có thể xảy ra”.

Hiền Thảo (theo Bloomberg, ĐVO)

 

 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te