TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Nguy cơ bùng nổ chiến tranh vì nguồn nước ở châu Á

Giới chuyên viên cảnh báo rằng, tình trạng thiếu nước ở châu Á có thể gây ra cuộc chiến tranh mới trên lục địa này.


Giữa Ấn Độ và Pakistan có thể bùng nổ cuộc xung đột mới vì nguồn nước.
 Ảnh flickr.com


Trung Đông chuẩn bị nhập khẩu nước uống từ Nam Mỹ và đang gấp rút xây dựng kho nước dự trữ chiến lược. Giữa Ấn Độ và Pakistan có thể bùng nổ cuộc xung đột mới vì nguồn nước. Iran thường xuyên dọa đóng eo biển Hormuz.

Đối với một số chế độ quân chủ vùng Vịnh Ba Tư, việc đóng eo biển Hormuz có nghĩa là họ bị tước đi nguồn nước ngọt. Hầu như toàn bộ khối lượng nước ngọt tiêu thụ ở Saudi Arabia, Kuwait, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) được nhập khẩu thông qua eo biển này. Các quốc gia đó lập ra những kế hoạch đáng kinh ngạc nhất để tránh tình trạng bị phong tỏa nước. Chẳng hạn, UAE dự kiến sẽ nhập khẩu nước từ sông băng Patagonia ở Nam Mỹ.

Tình hình ở Nam Á và Đông Nam Á thậm chí còn nặng nề hơn. Một số quốc gia sẵn sàng tham gia cuộc chiến vì các dòng sông. Trước đây, Ấn Độ và Pakistan đã ba lần đánh nhau và hiện nay lại đứng trên bờ vực cuộc xung đột mới vì nguồn nước. New Delhi cáo buộc Islamabad "khủng bố nước" – dẫn nước cho nhiều vùng rộng lớn của Pakistan do xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Ấn, tức là có âm mưu gây thiệt hại cho nền kinh tế của quốc gia láng giềng.

Giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng có những vấn đề nước. Dự án thủy điện của Trung Quốc trên sông Brahmaputra và các con sông khác ở Tây Tạng đe dọa hàng triệu nông dân Ấn Độ bị mất nguồn nước. Trong cuộc đàm đạo với phóng viên đài Tiếng nói nước Nga, chuyên viên Dmitry Mosyakov của Trường Đại học Nhân văn Matxcơva lưu ý rằng trong thời gian dài, Lào, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan cũng phải đối mặt với vấn đề thiếu nước do việc Trung Quốc xây dựng nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong.

Ông Mosyakov nói: “Trong điều kiện tăng trưởng dân số, tăng trưởng kinh tế và gia tăng khối lượng tiêu thụ nước, các cuộc xung đột vì nguồn nước ngọt là yếu tố rất quan trọng làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực. Rõ ràng, cần phải áp dụng nỗ lực quốc tế để thảo ra pháp luật về sử dụng tài nguyên nước. Rất nhiều xung đột nghiêm trọng bùng nổ vì vùng hạ lưu thuộc cho một quốc gia còn thượng lưu thuộc cho quốc gia khác. Trên thực tế, nếu một nước nào đó sở hữu những nguồn nước thì có quyền quản lý chúng mà không chú ý đến lợi ích của các nước láng giềng”.

Theo VOR// ĐVO

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te