Quan hệ giữa hai cường quốc về quân sự và kinh tế ở Đông Á còn xa mới có thể nói là tin tưởng. Quan điểm của Trung Quốc với Nhật chỉ có thể mô tả đối lập và trong năm 2010, Nhật cuối cùng đã phản ứng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc bằng việc cải tổ quốc phòng.
Tương lai của Đông Á chắc chắn sẽ gồm những diễn biến không mấy tốt đẹp giữa Trung Quốc với Nhật, kiểu như bất đồng về tàu đánh cá ở quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) năm 2010, vụ máy bay do thám của hải quân Mỹ năm 2001, những sự kiện kiểu này có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện ở Đông Á.
Những thông tin dưới đây cho thấy tương quan sức mạnh của lực lượng phòng vệ Nhật và quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc về chiến đấu cơ, xe tăng, tàu chiến, tên lửa và hệ thống vũ khí khác.
Tàu sân bay
- Hải quân Trung Quốc đã mua và sửa chữa lại một tàu sân bay hạng Kuznntsov của Nga và đổi tên thành Shi Lang. Tàu này đã được hạ thủy để thử nghiệm vào tháng 8/2011 và sẽ được đưa vào sử dụng có giới hạn vào tháng 8/2012. Tàu Shi Lang nặng 55.000 tấn, đã được lắp đặt hệ thống tên lửa phòng thủ FL-3000N và súng đại bạc loại 730 - 30mm. Nhiều nguồn tin cho biết, hải quân Trung Quốc dự định đóng thêm 4 tàu sân bay nữa, gồm cả hai chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân.
- Tàu hạng Hyuga của Nhật nặng 13.500 tấn, phù hợp với hiến pháp Nhật - vốn cấm đóng tàu sân bay. Thay vào đó, Hyuga là tàu khu trục có thể chở trực thăng, là loại tàu chống tàu ngầm mới nhất và là tàu đầu tiên mà Nhật đóng kể từ Thế chiến II. Hyuga rất giống một chiếc hàng không mẫu hạm. Những đặc điểm trên khiến Hyuga giống như một tàu đổ bộ nhưng nó cũng tương đương với tàu sân bay loại nhỏ của châu Âu.
Với một số thay đổi, tàu Hyuga có thể chứa cả chiến đấu cơ và các máy bay khác. Tàu này được bảo vệ bằng hai khẩu Phalanx 20mm và hệ thống phóng thẳng đứng 16 lỗ có khả năng phóng tên lửa ESSM. Tàu Hyuga có thể đem theo các ống phóng ngư lôi và hệ thống rocket chống tàu ngầm. Thông thường, tàu này có thể chứa 4 trực thăng song thực tế là nó có thể đem theo 11 trực thăng.
Tên lửa
Cả không quân Trung Quốc và Nhật đều giữ lại một số lượng lớn những loại tên lủa không đối không loại cũ trong kho. Tuy nhiên, phần dưới đây chỉ đề cập tới những loại tên lửa không đối không hiện đại nhất của cả hai nước.
- Trung Quốc:
PL-12: Đây là loại tên lửa do Trung Quốc sản xuất, tương đương loại AA-12 của Nga và AIM-120 của Mỹ. Ra mắt vào năm 2005 và có kết hợp chặt chẽ với công nghệ của Nga, Israel, tên lửa được định hướng bằng radar, ngoài tầm nhìn này có tầm xa 70 km và có thể đạt tốc độ của loại Mach 4. Hiện chưa rõ kích cỡ của đầu đạn.
AA-12: Tên lửa của Nga lần đầu tiên được trình làng vào giữa những năm 1980. So sánh với loại AIM-20 của Nhật thì AA-12 được cho là cơ động hơn và có thể chưa một đầu đạn lớn hơn song lại thua kém về khả năng cảm biến và chỉ đường. Dù vậy, AA-12 vẫn là một tên lửa ngoài tầm nhìn (BVR), được định hướng bằng radar và có khả năng bắn và bỏ qua. Tầm xa tối đa của tên lửa này là 80km, đầu đạn nặng 30kg.
PL-8: Là một phiên bản của tên lửa Python-3 của Israel, loại tên lửa không đối không tầm ngắn tìm nơi tỏa nhiệt. Ra mắt vào những năm 1990, PL-8 là tên lửa đa mặt đầu tiên của Trung Quốc, nghĩa là phi công không cần nhắm máy bay của mình vào mục tiêu. PL-8 có tầm xa 15km và chở đầu đạn nặng 10 kg. Đây là loại tên lửa không đối không tiêu chuẩn của không quân Trung Quốc.
AA-11: Là loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tìm nơi tỏa nhiệt tốt nhất trong kho vũ khí của Nga. Loại tên lửa đa mặt có tầm xa 20 hoặc 30km, có khả năng mang đầu đạn 7,4kg. Loại tên lửa này được nhấn mạnh vì khả năng lanh lẹ lạ thường và có thể lần theo mục tiêu bất chấp khó khăn.
- Nhật
AAM-4: Loại tên lửa tầm trung này do Mitsubishi chế tạo và được dùng để thay thế loại tên lửa AIM-7 Sparrow do Mỹ sản xuất mà Nhật vẫn sử dụng. Hiện chưa rõ trọng lượng đầu đạn mà nó mang song tên lửa được chỉ đường bằng radar này được cho là có thể bay xa 100km. AAM-4 là loại tên lửa có thể bắn và bỏ mục tiêu, ngoài tầm nhìn (BVR) và định hướng bằng radar. Phiên bản mới nhất - AAM-4B được cho là có tầm xa 120 km và vượt trội hơn loại AIM-120D.
AIM-120: Tên lửa không đối không tầm trung do Mỹ sản xuất là loại có chỉ đường bằng radar, ngoài tầm nhìn, có thể bắn và bỏ mục tiêu. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1991, đầu đạn của nó nặng 18kg, phần nào nhẹ hơn so với các tên lửa tầm trung khác, có thể bay xa 48km là trùng bình (loại tên lửa D hiện đại hơn có thể bay xa 70km). Tuy nhiên, AIM-120 phần nào được cho là thông minh nhất trong số các tên lửa không đối không, nó là loại duy nhất có thể ghi lại những gì diễn ra trong cuộc chiến.
AAM-3: Do Mitsubishi sản xuất, loại mới này được dùng để thay thế cho loại tên lửa cũ do Mỹ sử dụng là Sidewinder. Được cho ra mắt vào năm 1990, đây là loại tên lửa tầm ngắn lùng nơi tỏa nhiệt. Nó có thể bay xa 13km song các thông tin thêm về nó có rất ít. Tuy nhiên, AAM- được cho là tương đương với loại AIM-9L.
AIM-9 Sidewinder: Đây là loại tên lửa được sử dụng phổ biến nhất ở phương Tây, nó được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1956 và tiếp tục được phát triển kể từ đó. Loại tên lửa này có thể mang đầu đạn nặng 9,5kg, đa mặt.
Tàu ngầm
Do Nhật thiếu vũ khí hạt nhân, nên tàu ngầm có khả năng về tên lửa đạn đạo chiến lược của Trung Quốc không được nêu trong mục dưới đây. Tuy nhiên, tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân của Trung Quốc vẫn được dùng để so sánh.
- Các tàu ngầm chạy bằng hạt nhân của Trung Quốc:
Tàu hạng Shang: Chiếc tàu hạng Shang SSN đầu tiên được trình làng vào năm 2002, sau một chương trình phát triển kéo dài gần 20 năm, được đồn là có sự trợ giúp của Nga. Có rất ít thông tin về chiếc tàu này, ngoại trừ nó được cho là nặng vào khoảng 6.000 tới 7.000 tấn và có 6 ống phóng ngư lôi 533mm.
Tàu hạng Han: Tàu hạng Han là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc trong lĩnh vực tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSNs) với chiếc đầu tiên được đưa vào sử dụng là năm 1974. Hiện nay, loại tàu này đã được thay thế bằng tàu hạng Shang. Chiếc tàu ngầm này nổi tiếng là có lò phản ứng hạt nhân chạy ầm ĩ (các báo cáo cho biết, có thể dùng thiết bị phát hiện tàu ngầm để tìm thấy tàu này từ bất cứ địa điểm nào ở Thái Bình Dương) và tiêu chuẩn an toàn hạt nhân thấp.
Tàu hạng này thường xuyên được nâng cấp, gồm hệ thống xô na tốt hơn và lắp đặt hệ thống hút âm thanh. Tàu này nặng từ 4.500 tấn tới 5.500 tấn và được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm có thể phóng ra mìn, ngư lôi, tên lửa chống tàu.
- Nhật không có tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân tương ứng.