TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Trung Quốc lo ngại ý đồ can dự vào biển Đông của Nga

Ngày 20/8, Tân Hoa Xã lại có thêm bài cảnh báo sự bành trướng của Nga tại châu Á - Thái Bình Dương.

Bài báo bắt đầu bằng việc nhắc lại mối quan hệ tốt đẹp của Nga với các nước Đông Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines và các nước ASEAN khác từ cuối thế kỉ 19.

Nga đã dần dần thực hiện chiến lược mở rộng tầm ảnh hưởng đến Đông Nam Á bằng hàng loạt các hoạt động như tham gia Hiệp định Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á vào năm 2004, tham dự hàng loạt hội nghị thượng Nga ở Đông Nam Á ngày càng trở nên hiện thực hơn. Đây không chỉ là một của điều đó đem lại.

trung-quoc-lo-ngai-y-do-can-du-vao-bien-dong-cua-nga
Tàu khu trục Dzerzhinsky của Nga đang tuần tra ở biển Nhật Bản vùng Viễn Đông - Nga.

Tác giả cũng chỉ rõ rằng trước mắt, dù Trung Quốc có muốn hay không thì Nga cũng đang với gần hơn tới Đông Nam Á và trở thành một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng nhất tại đây. Song song cùng điều đó là những lợi ích kinh tế đem lại từ việc bán vũ khí đạn dược, hợp tác quân sự, kĩ thuật, năng lượng hạt nhân, khai thác dầu và khí đốt, đầu tư ngành công nghiệp truyền thông và khai thác nhôm và kẽm. Hơn nữa vị thế cũng như quyền chủ động của Nga trong thế kiềng 3 chân giữa Mỹ, Trung, Nga cũng sẽ tăng lên.

Bài báo còn phân tích ra sự khác biệt lớn trong sự quay trở lại Đông Nam Á của 2 cường quốc Nga và Mỹ. Sự quay trở lại của Mỹ có kế hoạch, có các bước rõ ràng và là kết quả tất yếu của chiến lược toàn cầu về thay đổi vị trí trung tâm chiến lược toàn cầu nhằm kiềm hãm sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, ngăn chặn chiến

lược biển đảo của nước này. Đất nước của Putin thì lại nhòm ngó đến các nước ASEAN để đổi phó với chiến lược của NATO nên đành phải thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực. Đồng thời Nga cũng muốn khuấy lên cục diện ở biển Đông nhằm thừa nước đục thả câu. Mặc dù có thể Nga sẽ vấp phải một số tranh chấp nhưng Nga sẽ không muốn công khai chọc giận Trung Quốc.

Bài báo cũng ám chỉ việc “các quốc gia lớn” đang cố gắng vây bè kéo cánh với các nước trong khu vực để tạo ra cái gọi là “đồng minh” đang làm vấn đề biển Đông càng trở nên đa phương hóa, phức tạo hóa.

Với những lí do và dẫn chứng trên đây, nhà báo trên cũng kêu gọi không nên tẩy chay Nga và càng không thể để Nga muốn làm gì thì làm. Thậm chí, bài báo còn kêu gọi Trung Quốc sẽ bước được ra khỏi logic thắng thua thông thường để kiên định theo chủ nghĩa thực dụng và nguyên tắc ngoại giao mang lại lợi ích lớn nhất.

Cuối bài báo, bài báo này cũng không quên nhấn mạnh việc Trung Quốc sẽ biểu thị thái độ rõ ràng nếu Nga cùng các nước thành viên ASEAN hợp tác khai thác dầu khí.
--------------------
Huyền Quỳnh - theo TTVN// Soha

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te