TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Nga, Ấn ký hiệp định quốc phòng 35 tỷ USD

Ấn Độ và Nga đã sẵn sàng ký một hiệp định đầy đủ và cuối cùng về nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu thế hệ năm có tổng giá trị là 35 tỷ USD trong vòng 20 năm tới.

 

Điều này có nghĩa là Ấn Độ khẳng định từ chối đề nghị hợp doanh chế tạo máy bay tiêm kích (JSF), hay còn gọi là F-35 của Mỹ.

Trước hợp đồng R&D này, Ấn Độ yêu cầu sản xuất 200 máy bay tiêm kích tàng hình từ năm 2022. Một nhóm kỹ sư cao cấp của hãng Hindustan Aeronautics (HAL) và các chuyên gia của Không quân Ấn Độ sẽ thăm Nga trong vòng hai tuần tới để bảo đảm rằng “các tài liệu đầy đủ và các công việc khác” của hợp đồng thiết kế đầu tiên được hoàn thành đúng thời gian.

Trong chuyến thăm Moscow tuần trước, Tư lệnh Không quân Ấn Độ, Nguyên soái N.A.K. Browne chứng kiến đợt bay biểu diễn của mẫu nghiên cứu máy bay thế hệ thứ năm Sukhoi T-50.

Tháng 12/2010, Ấn Độ đã ký với Nga một hợp đồng thiết kế ban đầu (PDC) trị giá 295 triệu USD. Hợp đồng R&D sắp tới sẽ có trị giá lên tới 11 tỷ USD trong đó mỗi bên sẽ đóng góp 5,5 tỷ USD.

Nguồn tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết: "Cho đến nay, ba mẫu nghiên cứu Sukhoi T-50 Nga đã đạt 180 lần bay. Cơ sở Ozar của HAL tại Nashik sẽ có ba biến thể vào các năm 2014, 2017 và 2019… Những chiếc máy bay này sẽ do các phi công của Không quân Ấn Độ lái.”

Nguồn tin cho biết thêm, phía Nga đã trao cho Ấn Độ dự thảo bản hợp đồng R&D, gồm chi phí thiết kế, xây dựng cơ sở ở Ozar, phát triển mẫu máy bay thử nghiệm.

Do đó, Ấn Độ sẽ có các nhà khoa học và phi công đào tạo ở cả Nga và Ozar trong giai đoạn R&D từ nay đến năm 2019. Sau đó HAL sẽ bắt đầu sản xuất các máy bay tiêm kích này.

Điều thú vị là sau yêu cầu đặc biệt về tối thiểu có 166 máy bay thế hệ năm với một khoang lái và 48 máy bay có hai khoang lái, giờ đây Ấn Độ nói sẽ chấp nhận loại máy bay chỉ có một buồng lái duy nhất.

Nguồn tin cho biết: “Cả F-35 và T-50 đều là những máy bay tiêm kích với một khoang lái. Thêm một khoang lái nữa sẽ làm giảm khả năng tàng hình của máy bay, chí ít là 15%, chưa kể việc tăng thêm trọng lượng và giảm khả năng nhiên liệu. Thêm vào đó, chi phí cho R&D của loại máy bay này có thể tăng thêm 2 tỷ USD nữa.”

Như là một biện pháp tạm thời và đối phó với việc thiếu hụt máy bay chiến đấu, Không quân Ấn Độ kiến nghị chương trình mua 126 máy bay chiến đấu đa năng tầm trung (MMRCA) trị giá gần 20 tỷ USD hoàn thành trong tài khóa hiện hành.

Phạm Ngọc Uyển
(Báo Đất Việt)

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te