TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Tổ hợp phòng không chuyên diệt UAV của Nga

Không mạnh về lĩnh vực UAV quân sự nhưng nước Nga lại có những hệ thống vũ khí được xem là "khắc tinh" của phương tiện này.

 

 

Trong nhiều năm trở lại đây, các phương tiện bay không người lái (UAV) đã được phát triển mạnh mẽ, sử dụng rộng rãi trong cuộc xung đột trên thế giới. UAV giờ đây không chỉ bó hẹp nhiệm vụ trinh sát mà còn có khả năng mang tên lửa dẫn đường chính xác cao thực hiện các cuộc tấn công mục tiêu.

UAV đã “làm mưa, làm gió” trong các cuộc xung đột liên quan đến Quân đội Mỹ, một số nước NATO, Israel trên lãnh thổ khu vực Trung Đông, Bắc và Trung Phi.

Mỹ là quốc gia thường xuyên xử dụng các UAV tấn công Predator trong các hoạt động quân sự ở Iraq và Afghanistan và một số hoạt động đặc biệt trên lãnh thổ Pakistan, Iran và Libya.

UAV thường bay ở độ cao thấp hơn nhiều so với các máy bay hoặc tên lửa hiện hành. UAV có kích thước nhỏ hơn nhiều lần các máy bay, chúng được phát triển dựa trên khung vỏ đa phần bằng vật liệu composite, sử dụng các động cơ cánh quạt nhỏ gọn, trên chúng trang bị các thiết bị, radar, hệ thống điều khiển, hệ thống trinh sát và cả hệ thống vũ khí cũng rất nhỏ, đây là điều làm “khó” cho hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa.

Để hạn chế tầm ảnh hưởng của UAV, chuyên gia quân sự Nga đã phát triển một số hệ thống tên lửa phòng không được coi là vũ khí hiệu quả tiêu diệt UAV.

Tor-M1 – “bách phát bách trúng”

Hệ thống tên lửa phòng không Tor được phát triển bởi Tập đoàn Almaz-Antey, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu (máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình/đạn đạo, UAV) bay ở độ cao thấp đến trung bình và hoạt động trong mọi thời tiết.

Nếu biến thể ban đầu của Tor có thể tấn công các UAV với một xác suất là 58-95%, thì thế hệ nổi tiếng và phổ biến nhất Tor-M1 có xác suất lên đến 98%.

Mặt khác Tor-M1 được trang bị tên lửa 9M331, tầm bắn tối thiểu 1.500 m, thời gian phản ứng giảm còn 7,4 giây.

Tor-M1 có khả năng phát hiện nhiều mục tiêu và có thể tiêu diệt hai mục tiêu cùng một thời điểm.

 

Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M1 có tính cơ động cao, hỏa lực mạnh, độ chính xác lớn.

Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 đã được xuất khẩu và chúng đã có mặt ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hy Lạp, Síp, Iran và Ai Cập.

Kế tiếp, biến thể mới Tor-M2E ra mắt vào năm 2009, đặt trên khung gầm xe MZKT-6922 (6x6), sử dụng tên lửa 9M332 có tầm bắn từ 100-12.000 m.

Tor-M2E được cải thiện đáng kể về hiệu suất phát hiện mục tiêu, có khả năng theo dõi 48 mục tiêu cùng lúc và đồng thời “triệt hạ” 4 mục tiêu khác nhau.

Theo lời Thiếu tướng Michael Cruz, hệ thống phòng không mới có thể phá hủy 4 mục tiêu cùng lúc, tăng vùng sát thương lên 1,2 -1,4 lần theo cả tầm bắn và trần bắn.

Số tên lửa của hệ thống này tăng gấp đôi (từ 8 quả lên 16 quả tên lửa) mà không cần thay đổi kích thước khung gầm xe, tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu có tốc độ lớn hơn 2 lần.

Như vậy, trong thành phần của hệ thống phòng không Nga có một hệ thống phòng không mới độc lập tác chiến cực kỳ hiệu quả, có khả năng tự động đối phó với tất cả các dạng mục tiêu trên không gồm UAV.

"Mưa đạn và mũi tên lửa" Pantsir-S1

Một hệ thống phòng không khác có khả năng tiêu diệt những UAV tiên tiến một cách hiệu quả đó là tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Pantsir-S1.

Pantir-S1 được thiết kế từ những năm 1990 bởi Cục Thiết kế chế tạo thiết bị đo lường Tula dưới sự lãnh đạo của A.G. Shipunova để chống lại các mục tiêu trên không.

 

Đạn tên lửa tổ hợp Pantsir S1 có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly 20km, độ cao 15km.

Pantsir-S1 trang bị radar hiện đại có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm 36km, theo dõi đồng thời 20 mục tiêu ở cự ly 28km, hỗ trợ khả năng tiệt diệt cùng lúc 4 mục tiêu.

Hỏa lực Pantsir gồm 12 đạn tên lửa đối không có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 20km và pháo 30mm tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên mặt đất với khoảng cách 5km.

Pantsir-S1 thiết kế đặt trên khung gầm xe bánh lốp hoặc xe bánh xích đem lại tính cơ động rất cao. Do đó, nó có thể trở thành một thành phần trong hệ thống phòng không mà cũng có thể tác chiến trong các cuộc chiến trên đất liền.

Hiện nay tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Pantsir-S1 được biên chế trong lực lượng Không quân Nga và nó cũng được xuất khẩu cho một số nước như UAE, Syria và Algeria.

Thu Hoài (tổng hợp)
Theo ĐVO

 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te