TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Không quân Nga sẽ ngày càng “vô đối” với tiêm kích Su-30SM?

Tổng công ty Irkut và Sukhoi đã bắt đầu tiến hành bay thử nghiệm đối với các tiêm kích siêu cơ động Su-30SM được thiết kế để cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga.
 

Ngày 21 tháng 9 năm 2012 tại sân bay của nhà máy sản xuất máy bay Irkut - chi nhánh của Công ty cổ phần Irkut, chuyến bay thử nghiệm của mẫu tiêm kích Su-30SM đầu tiên đã được thực hiện.

Bốn ngày sau đó, các bài kiểm tra đã diễn ra với nguyên mẫu Su-30SM thứ hai. Các máy bay đã thực hiện các chuyến bay trong thời gian khá dài khoảng hai giờ đồng hồ và không xảy ra bất kỳ sự cố nào.

Siêu tiêm kích Su-30SM.

Trong tháng 8, tổng giám đốc công ty Irkut Alexei Fedorov cho biết  rằng việc giao hàng sẽ bắt đầu trong năm 2012.

Hợp đồng cung cấp 30 tiêm kích Su-30SM đến năm 2015 giữa Bộ Quốc phòng Nga và Tổng công ty Irkut đã được ký kết tháng 3 năm 2012.

Trong tháng 8, Thứ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Sukhorukov cho biết vào cuối năm nay hợp đồng cung cấp các máy bay Su-30SM thứ hai sẽ được ký kết.

Điều đáng chú ý ở đây là việc thực hiện hợp đồng diễn ra khá nhanh. Không quân sẽ nhận được các siêu tiêm kích Su-30SM trong vòng chưa đầy một năm kể từ khi đặt hàng. Điều này có thể do ba yếu tố.

 

Su-30SM bay thử nghiệm tại sân bay Irkut.

Đầu tiên, Su-30SM là một biến thể cải tiến của tiêm kích Su-30MKI, máy bay dành cho xuất khẩu (Không quân Ấn Độ).

Thứ hai, công ty Irkut và Sukhoi đã đạt được những thỏa thuận tốt đẹp trước khi ký hợp đồng cung cấp các máy bay cho Không quân Nga.

Thứ ba, hãng hàng không Irkutsk trong những năm gần đây ngày càng tăng tốc độ sản xuất hàng loạt các máy bay loại này, đồng thời ngày càng hoàn thiện công nghệ cũng như mở rộng các cơ sở sản xuất. Doanh thu đóng góp cho ngành công nghiệp hàng không Nga lên tới 4 triệu rúp mỗi năm.

 

 

 

 

 

Su-30SM bay thử nghiệm tại sân bay Irkut.

Nói về mục đích của việc ký kết các bản hợp đồng với Irkut, Bộ trưởng Quốc phòng  Nga Anatoly Serdyukov cho biết:

"Việc trang bị các tiêm kích hai chỗ ngồi Su-30SM sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu của Không quân Nga. Hơn nữa, các tính năng kỹ chiến thuật của máy bay cho phép các phi công lái nó đạt được trình độ cao hơn, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng liên quan đến sự gia tăng khối lượng mua các máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Cho chiến đấu

Su-30SM không chỉ có thể "làm tăng sức mạnh chiến đấu của Không quân Nga", mà còn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ một cách vô cùng nhanh chóng. Các máy bay chiến đấu có hệ thống điện tử hiện đại, hệ thống radar mạng pha mạnh mẽ và hệ thống vũ khí không đối không, không đối đất có độ chính xác cực cao.

 

Su-30MKI cả Không quân Ấn Độ.

Không giống như người tiền nhiệm của nó trong đại gia đình Su-27/Su-30, Su-30MKI có một "kiến trúc mở", làm cho nó tương đối dễ dàng để lắp ráp thêm các hệ thống mới vào các thiết bị cơ bản và sử dụng các vũ khí tiên tiến (được cung cấp bởi nhà sản xuất khác nhau).

Các chuyên gia của Công ty Sukhoi đã thiết kế loại máy bay chiến đấu phù hợp yêu cầu của Không quân Nga về hệ thống radar, thông tin liên lạc, hệ thống nhận biết địch ta cũng như thực hiện thay đổi trong cấu trúc của hệ thống vũ khí.

Cũng cần lưu ý rằng các tên lửa xuất khẩu cho Su-27/Su-30 hiệu quả hơn nhưng tên lửa tương tự được sử dụng trong nước.

Điều này đã được khẳng định trong một báo cáo gần đây của công ty Tên lửa chiến thuật sau khi kết thúc các bài kiểm tra đối với tên lửa Kh-31AD và Kh-31PD. Các tên lửa dành cho xuất khẩu có tầm bắn tăng gấp đôi, sức công phá của đầu đạn mạnh hơn và hệ thống dẫn hướng hoàn thiện hơn rất nhiều.

 

Su-30SM.

Báo chí Nga và nước ngoài hầu hết đều cho rằng Su-30SM được nâng cấp từ Su-30MKI, biến thể xuất khẩu dành cho Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, điều này không hẳn là chính xác hoàn toàn.

“Diện mạo” của các tiêm kích trong gia đình Su-30 “Irkut” không phải là một cái gì đó cố định. Máy bay chiến đấu Su-30MKI cho Ấn Độ đã liên tiếp có 3 lần “thay đổi diện mạo” với thiết kế hoàn thiện hơn so với những chiếc đầu tiên.

“Diện mạo” cuối cùng của các máy bay Su-30 xuất khẩu xuất hiện vào nửa sau của những năm 2000, đó chính là tiêm kích Su-30MKM dành cho Malaysia, với hệ thống phòng thủ, quang học và điện tử tiên tiến. Đó là lý do tại sao người đại diện của công ty Irkut tuyên bố rằng Su-30MKM mới chính là “người tiền nhiệm” của Su-30SM chứ phông phải là Su-30MKI.

 

Su-30MKM của Không quân Malaysia.

Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cải thiện hệ thống điện tử cho các máy bay Ấn Độ, Irkut còn có kế hoạch tiếp tục nâng cấp Su-30 lên thành biến thể “Siêu Sukhoi 30” với việc trang bị các tên lửa hành trình siêu âm BrashMos.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại và trong thời gian tới, Su-30SM mới chính là máy bay được kỳ vọng là con át chủ bài trong hệ thống tác chiến tầm xa của Không quân Nga.

Su-30SM với những tính năng kỹ chiến thuật độc đáo cho phép nó tạo nên những phi đội tinh gọn, rất thích hợp để đối phó với kẻ thù trên mặt đất, trên không và trên biển.

Điều này hoàn hoàn toàn phù hợp với các báo cáo không chính thức mới đây về việc triển khai các siêu tiêm kích đa nhiệm Su-30SM trong lực lượng hàng không hải quân của Hạm đội Biển Đen Nga tại Crimea, nơi mà số lượng cũng như thành phần máy bay bị giới hạn bởi hiệp ước quốc tế với Ukraina.

 

 

 

Super Sukhoi sẽ được trang bị tên lửa hành trình siêu âm BrashMos.

Và cho huấn luyện

Một trong những lý do mà Bộ quốc phòng Nga chọn các chiến đấu cơ hai chỗ ngồi Su-30SM đó là những tính năng kỹ chiến thuật của máy bay sẽ cho phép các phi công đạt được trình độ cao hơn, điều này đặc biệt liên quan đến việc tăng cường mua các máy bay chiến đấu thế hệ mới để trang bị cho Không quân nước này.

Điều này hướng đến một thực tế rằng các máy bay tiêm kích thế hệ mới của Không quân Nga như Su-35 và T-50 mà Nga chỉ có duy nhất một buồng lái.

Tuy nhiên, việc đào tạo phi công không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các chuyến bay huấn luyện và sử dụng vũ khí. Nó còn bao gồm cả quá trình truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu, phát triển của các kỹ năng, chiến thuật chiến đấu trên không cho đến việc sử dụng toàn bộ hệ thống vũ khí.

 

Siêu tiêm kích Su-30SM.

Su-30SM được trang bị động cơ điều khiển vector lực đẩy 3 chiều

Su-30SM cũng như Su-35 và T-50 đều là những máy bay chiến đấu siêu cơ động được trang bị động cơ điều khiển vector lực đẩy 3 chiều, cái mà những máy bay hiện có trong không lực Nga chưa có được.

Việc sử dụng động cơ điều khiển vector lực đẩy đa chiều (hay 3D) với luồng khí phụt có thể quay theo mọi hướng làm cho các máy bay Su-30SM có thể thực hiện các động tác thao diễn ưu việt, giúp phi công thực hiện các đường bay phức tạp như quay vòng hẹp, bay hình chữ J hay động tác rắn hổ mang.

Sự cơ động này giúp máy bay có thể đổi hướng đột ngột để tránh tên lửa của đối phương hoặc chuyển từ trạng thái bị rượt đuổi sang tấn công.

Tóm lại, việc Bộ Quốc phòng Nga quyết định mua các tiêm kích Su-30SM cơ bản dựa trên những lý do sau: có tính năng kỹ chiến thuật ưu việt có thể đáp ứng các yêu cầu chiến đấu và huấn luyện của Không quân Nga, và có tiềm năng xuất khẩu rất lớn; được kế thừa những tinh hoa của chiến đấu cơ Su-30MKI nổi tiếng và những công nghệ tiên tiên của hàng không thế giới; giá cả phải chăng và có thể sản xuất hàng loạt.

Trịnh Tuân (Nguồn: Topwar)
Theo báo Giáo dục Việt Nam

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te