TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Mỹ khó 'chuyển trọng tâm sang châu Á'

Đối với Châu Á, Mỹ không thể nào lặp lại chiến lược “lãnh đạo từ phía sau” như trong cuộc chiến Lybia.

 

 

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo  và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo  và Tổng thống Mỹ Barack Obama..
Ảnh foreignpolicyjournal,com


Giữa lúc có những lời cảnh báo của giới quan sát Trung Quốc nói rằng chiến lược “chuyển trọng tâm” (pivot) sang Châu Á của Mỹ đang làm sâu sắc thêm thái độ ngờ vực và có thể gây ra một vòng xoáy cạnh tranh, chính quyền Obama đã tìm cách hạ giọng và trấn an Bắc Kinh. Những lời lẽ cứng rắn đã được thay thế bằng ngôn ngữ mềm dẻo hơn. Thay vì “chuyển trọng tâm” về Châu Á, phát ngôn viên chính phủ Mỹ lại nói về “tái cân bằng” những ưu tiên chiến lược của Mỹ. Trong những tháng gần đây, thuật ngữ “pivot” đã bị loại khỏi từ điển chính thức của chính quyền Obama.

Sau tỏ ra khá quyết đoán, Washington hiện đang giữ khoảng cách với các nước đồng minh ở châu Á và nhắc nhở họ rằng Mỹ sẽ không đứng về phía nào trong việc giải quyết tranh chấp biển đảo giữa các nước này với Trung Quốc. Một trường hợp điển hình là Washington đã nhiều từ chối làm rõ việc liệu quân đội Mỹ có trợ giúp Philippines trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công của Trung Quốc vào các lực lượng nước này ở Biển Đông?

Sau chuyến thăm Trung Quốc không mang lại kết quả của Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng tiến hành chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng Chín. Giống như người đồng cấp của mình, ông Panetta đã cố gắng thuyết phục nước chủ nhà rằng  chiến lược “tái cân bằng” khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là “không nhằm chống Trung Quốc”. Thậm chí, ông Panetta còn lần đầu tiên mời Hải quân Trung Quốc gửi một tàu chiến tham gia  cuộc tập trận đa quốc gia sắp tới. Với giọng điệu khá ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta còn tuyên bố rằng Mỹ muốn thấy Trung Quốc “mở rộng vai trò ở Thái Bình Dương”.

Sự thay đổi chiến lược mới nhất của Mỹ là quá sớm và có thể tỏ ra phản tác dụng. Việc tiếp đón Ngoại trưởng Hillary Clinton cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa hết nghi ngờ ý định của Mỹ và việc Washington kêu gọi hợp tác chân thành chỉ là một dấu hiệu suy yếu tạm thời. Trong bối cảnh có tất cả các đòn bẩy  để “chơi” với Mỹ, Bắc Kinh đòi hỏi Washington tiến hành các bước đi cụ thể để chứng minh “ý định tốt đẹp” và làm giảm bớt những căng thẳng do mà họ nói chính Mỹ gây ra.

Nguy cơ là khá rõ ràng. Khi tìm cách xoa dịu  Bắc Kinh, chính quyền Obama có nguy cơ hủy hoại những gì mà chính quyền này đã làm được. Tuy không muốn sa vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng các quốc gia châu Á khác lại lo ngại khả năng Mỹ bỏ rơi và để họ “một mình chống lại một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ”.

Chiến lược “chuyển trọng tâm” sang Châu Á là nhằm trấn an các nước đồng mình rằng bất chấp những khó khăn hiện nay, Mỹ sẽ không lùi bước và bỏ mặc họ. Về những cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với các đồng minh Châu Á, nhiều nhà quan sát trong khu vực vẫn còn hoài nghi rằng liệu Mỹ có đủ quyết tâm và tiền bạc để thực hiện những cam kết này. Ngân sách quốc phòng Mỹ sắp bị cắt giảm mạnh và nhiều dấu hiệu cho thấy sau một vài tháng lên giọng, Washington đã sẵn sàng làm mềm mỏng lập trường đối với Trung Quốc. Điều này càng làm tăng thêm mối nghi ngại của các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á.

Khi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn, các quốc gia khác sẽ phải hành động nhiều hơn để duy trì tình trạng cân bằng quyền lực vốn có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi quốc gia và gìn giữ hòa bình. Chỉ có điều, Mỹ và các nước đồng minh Châu Á sẽ phải đầu tư nhiều hơn, tốn kém hơn cho quốc phòng thì mới có thể đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Đối với Châu Á, Mỹ không thể nào lặp lại chiến lược “lãnh đạo từ phía sau” như trong cuộc chiến Lybia.

Minh Bích (theo The Diplomat, ĐVO)

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te