TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Mỹ sẽ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa ở châu Á

Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cho biết Mỹ sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu và tổ chức triển khai NMD ở châu Á, trong đó có Hàn Quốc.

  

Ảnh minh họa: worldpress.com

 


Nhiều chuyên gia bày tỏ nhận xét việc triển khai NMD sẽ đe dọa an ninh của khu vực. Trung Quốc là nước phản đối gay gắt nhất trước mưu đồ mở rộng hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ ở châu Á. Tuy nhiên, ngay cả đồng minh gần gũi của Mỹ như Hàn Quốc cũng khỏi không đặt ra thắc mắc về các kế hoạch triển khai này.

Sau cuộc đàm phán cuối cùng vào tuần trước với đối tác Hàn Quốc Kim Kwan-jin, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cho biết hai bên tiếp tục đối thoại về phòng thủ tên lửa với mục tiêu phòng vệ trước nguy cơ tên lửa Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Mỹ chưa thành công trong việc lôi kéo Hàn Quốc tham gia hệ thống lá chắn tên lửa toàn cầu.

Ngay sau cuộc hội đàm tại Washington, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Seoul không muốn tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ vì một số nguyên nhân về kỹ thuật. Theo giới quân sự, Hàn Quốc có nhu cầu nhanh chóng phát hiện tên lửa ở cự ly từ 500 đến 1.000 km. Còn hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ được thiết kế xử lý số liệu với khoảng cách lớn hơn nhiều, vì vậy không phù hợp với Hàn Quốc.

Các cuộc đàm phán tại Washington là nỗ lực thứ hai của Mỹ nhằm thuyết phục Seoul tham gia lá chắn phòng thủ tên lửa NMD. Mùa hè năm nay, vấn đề cũng được đưa ra bàn trong cuộc họp các lãnh đạo quốc phòng và ngoại giao hai nước ở Washington. Tuy nhiên, mặc dù khẳng định về sự hợp tác chặt chẽ ngay sau cuộc họp, Seoul vẫn lập tức làm rõ rằng họ muốn một phát triển hệ thống phòng thủ riêng. Được biết vào tháng 12 năm nay, một điểm chỉ huy và kiểm soát phòng thủ tên lửa sẽ bắt đầu hoạt động trên lãnh thổ Hàn Quốc. Hệ thống phòng thủ của Seoul sẽ hình thành đến năm 2015. Theo những đánh giá khác nhau, Seoul có thể chi từ 2-3 ba tỷ USD vào mục tiêu này.

Vấn đề không phải do sự chưa hoàn hảo của NMD Mỹ, mà ở chỗ Seoul không thấy có lợi công khai tham gia vào kế hoạch kiềm chế Trung Quốc của Mỹ. Ai cũng biết NMD châu Á không chĩa mũi nhọn vào Bình Nhưỡng, mà hướng tới đối thủ chính trị quân sự hàng đầu của Mỹ trong khu vực là Trung Quốc.

Thượng tướng Viktor Esin, nguyên Tham mưu trưởng Các lực lượng tên lửa chiến lược Nga, nhận định: “Người Mỹ đang giúp Nhật Bản tái trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa mới Standard-3M cho các tàu hải quân. Đây là vũ khí đe dọa không chỉ Bắc Triều Tiên mà cả Trung Quốc. Ở Alaska và California, Mỹ đã triển khai nhiều hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nếu cân nhắc tiềm năng tên lửa rất hạn chế của Trung Quốc, đây là một mối đe dọa an ninh rõ rệt, vì NMD vô hiệu hóa khả năng giáng trả trong trường hợp một cuộc tấn công tên lửa.”

Hàn Quốc không chỉ e ngại làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc và Nga, nếu nước này gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Điều khiến cho Seoul không mấy mặn mà tham gia NMD của Mỹ còn là chi phí khổng lồ. Theo một số ước tính, chính phủ Hàn Quốc sẽ phải tiêu tốn khoảng 100 tỷ USD, trong khi không có gì bảo đảm chắc chắn rằng hệ thống này sẽ tăng cường thực lực phòng thủ đất nước.


Theo VOR, ĐVO

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te