TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Mỹ sẽ chỉ tham chiến nếu Nhật Bản gặp khó khăn hay thất bại?

Đây là một tình huống cuối cùng trong tranh chấp Trung-Nhật khiến Mỹ không thể không can dự, thực hiện nghĩa vụ Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.
 

Tàu ngầm Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa

Hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, xung quanh sự đối đầu Trung-Nhật trong vấn đề đảo Senkaku, hãng Kyodo đã có bài phỏng vấn Andrew Nathan, giáo sư Đại học Colombia, Mỹ, người hiểu rõ ngoại giao Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau:

Khi được hỏi về quan điểm của Trung Quốc, giáo sư Andrew Nathan cho rằng, giống như Nhật Bản, Trung Quốc cũng cho rằng chủ trương của mình là đúng. Nhìn vào sự trỗi dậy của mình và sự suy yếu của Nhật Bản – sự thay đổi sức mạnh này, Trung Quốc cảm thấy mình ở vị thế có lợi.

Về việc Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa đảo Senkaku, Andrew Nathan cho rằng, điều này đem lại cơ hội cho Trung Quốc nhấn mạnh "quyết tâm" của họ.

Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản sớm muộn sẽ khuất phục. Đảo Senkaku thuộc phạm vi sử dụng thích hợp của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ, nhưng Mỹ không hy vọng xảy ra tranh chấp với Trung Quốc.

Trung Quốc còn tự đắc cho rằng, Mỹ cũng sẽ suy yếu, cảm thấy nếu tiếp tục gây sức ép thì lịch sử sẽ phát triển theo hướng mà Trung Quốc mong muốn.

 

Tàu khu trục Hải Khẩu, Hải quân Trung Quốc, hình ảnh do Nhật Bản chụp được

Trong thời gian tới, Nhật Bản có tiếp tục bị dồn ép hay không tùy thuộc vào chiến lược của Trung Quốc. Khi xảy ra tình huống cấp bách ở đảo Senkaku, Andrew Nathan không nghĩ là Trung Quốc sẽ phát động một cuộc tấn công quy mô lớn.

Báo chí TQ tuyên truyền rằng "nếu như Trung Quốc sử dụng vũ lực, bất kể ai là Tổng thống Mỹ, dự kiến cũng sẽ nói "trước hết phải do Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đối phó"”. Nhật Bản phải dựa vào sức mạnh của mình để phòng thủ. Nếu tình hình phát triển đến mức quân Mỹ không thể không sử dụng vũ lực, Mỹ sẽ thực hiện nghĩa vụ Hiệp ước.

Andrew Nathan nói, Mỹ sử dụng cụm chiến đấu tàu sân bay làm chính và sẽ có lực lượng rất mạnh. Nhưng điều này có được Trung Quốc quan tâm hay không còn chưa biết. Nội bộ Nhật Bản cũng có người lo ngại về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đối phó với Trung Quốc trong tương lai.

Trung Quốc luôn lo ngại Nhật Bản trở thành một “quốc gia bình thường”. Nhưng, cho dù nội bộ Nhật Bản có người hô hào sử dụng vũ khí hạt nhân, Trung Quốc cũng sẽ không giảm đòi hỏi chủ quyền đối với đảo Điếu Ngư (Senkaku).

Quy mô kinh tế của Trung Quốc cho dù có dự đoán vượt Mỹ, thì sức mạnh quốc gia tổng hợp của họ như sức mạnh quân sự cũng không thể vượt được Mỹ. Trung Quốc và Nhật Bản đều đối mặt với vấn đề dân số già, đồng thời còn chịu ảnh hưởng địa-chính trị do tiếp giáp với Nga và Ấn Độ.

 

Tàu sân bay USS George Washington, Hạm đội 7, Hải quân Mỹ

 

 

 

 
Việt Dũng
Theo báo Giáo dục Việt Nam

 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te