TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Wikileaks về Biển Đông: Điện mật từ Viện Mỹ tại Đài Bắc: Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Đài Loan yêu cầu Chính phủ Mỹ can dự vào tranh chấp Biển Đông

Trong cuộc gặp với Viện Mỹ tại Đài Bắc (AIT), Cục trưởng Cục Tuần phòng Bờ biển Đài Loan đã yêu cầu chính phủ Mỹ can dự vào tranh chấp Biển Đông sau những hoạt động thâm nhập bằng các loại tầu khảo sát của Trung Quốc vào khu vực quần đảo Đông Sa do Đài Bắc đang nắm giữ. Cũng trong cuộc gặp này, AIT đã hứa sẽ xây dựng kênh liên lạc trực tiếp và còn tổ chức cho lực lượng tuần phòng biển Đài Loan đi thăm và trình bày sự việc tại Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ tại Honolulu.

 

Xuất xứ: Viện Mỹ tại Đài Bắc

Thời gian phát điện: Thứ sáu, ngày 03/06/2005

Thời gian công bố: Thứ năm, ngày 01/09/2011

Phân Loại: Điện mật

 

1.Tóm lược: Ngày 03 tháng 06 vừa qua, Cục trưởng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan Syu Hui-You đã gặp gỡ với Giám đốc Viện Mỹ tại Đài Bắc AIT (American Institute in Taipei) để yêu cầu Chính phủ Mỹ trợ giúp đối với những nghi vấn gần đây về hoạt động thâm nhập của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xung quanh đảo tranh chấp Đông Sa do Đài Loan hiện đang chiếm giữ. Syu cung cấp bối cảnh những sự việc xẩy ra trong thời gian gần đây giữa các tầu của Lực lượng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan và các tầu do thám của Trung Quốc, đồng thời khẳng định rằng Đài Bắc chắn chắn về việc Trung Quốc sẽ có thêm những hành động khác trong tương lai gần. Syu lưu ý việc Đài Loan sẽ ngăn cản những nỗ lực tiếp cận khu vực của Trung Quốc cũng như nhấn mạnh rằng hoạt động thăm dò của Bắc Kinh trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông Trung Hoa (East China Sea) đã gây ảnh hưởng cho việc củng cố yêu sách đối với vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Đài Loan tại đó. Giám đốc AIT nêu lên quan ngại về việc thiếu sự phối hợp trước giữa Mỹ và Đài Loan đối với những vụ việc xẩy ra, và đề nghị thiết lập một hệ thống thường xuyên hơn nhằm chia sẻ những thông tin về các hoạt động trong khu vực. AIT cũng đã riêng biệt yêu cầu Hội đồng An ninh Quốc gia Đài Loan (NSC) nâng cao chính sách nội bộ trong việc phối hợp và trao đổi thông tin với Chính phủ Mỹ về các hoạt động của lực lượng Hải Quân/Tuần phòng Bờ biển Đài Loan trong khu vực đảo có tranh chấp Đông Sa . Hết tóm lược.

 

2.Giám đốc Viện Mỹ tại Đài Bắc PAAL gặp gỡ với Cục trưởng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan, Tiến sỹ Syu Huei-You ngay sau đề nghị của Syu vào ngày 03 tháng 06. Đi cùng với Syu còn có Cục phó James You Chian và một số quan chức cấp cao cùng các viên chức khác của lực lượng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan. Tiếp cùng Viện trưởng AIT có các trợ lý về chính trị, kinh tế, và các sỹ quan của bộ phận liên lạc.

 

3.Ông Syu bắt đầu buổi gặp bằng việc trao cho Giám đốc AIT một tài liệu có tựa đề “ Xua đuổi tầu khảo sát của Trung Quốc ”, tài liệu được đề ngày 03/06. Sau đó ông ta mô tả tình hình hiện tại trong khu vực đảo Đông Sa (Pratas Island), nhấn mạnh việc đó là nơi mà Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động có chủ ý bằng các tầu khảo sát để thăm dò khai thác dầu khí và hoạt động của ngư dân Trung Quốc (Chi tiết cụ thể sẽ được báo cáo tiếp). Syu đặc biệt nhấn mạnh sự cố cuối tuần qua, phần thông tin ban đầu chuyển tới AIT cho thấy rằng, lực lượng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan đã cố gắng kiểm soát chiếc tàu khảo sát mang tên FengDou số 4 của Trung Quốc. Ông Syu cũng tuyên bố rằng, những cố gắng liên lạc qua kênh của hai tổ chức bán quan phương là Qũy trao đổi hai bờ (SEF) và Hiệp hội Quan hệ Hai bờ (ARATS) nhằm đưa con tầu ra khỏi khu vực đã không có hồi âm. Kết quả là việc buộc phải để lực lượng Tuần phòng Bờ Biển Đài Loan làm mạnh tay để xua đuổi chiếc tàu Trung Quốc này. Ông ta cũng nói rằng, nếu Đài Loan không xua đuổi những chiếc tàu Trung Quốc thì sau đó họ sẽ tiếp tục quay lại khu vực. Nhưng dù sao, Suy nói, những hành động cưỡng chế của Đài Loan tại Đông Sa có thể làm nổ ra một vụ việc, nhiều khả năng có thể gây thiệt hại về thiết bị hàng hải.    

 

4.Đáp lại phần trình bày của Syu, giám đốc AIT bày tỏ sự quan ngại đối với tiềm năng của các sự cố, trong đó có dấu hiệu cho thấy các bên sẵn sàng tăng cường củng cố yêu sách của mình đối với những vùng nước tranh chấp tại Biển Đông (South China Sea) và Biển Đông Trung Hoa (East China Sea). Giám đốc AIT cũng hỏi Syu rằng, ông ta muốn tìm kiếm điều gì từ Chính phủ Hoa Kỳ. Syu trả lời, có thể chính phủ Hoa Kỳ nên sử dụng các kênh trao đổi với phía Trung Quốc để nhằm đưa ra một số những điều kiện. Giám đốc AIT nhắc nhở Syu, AIT cảm nhận việc Đài Loan còn thiếu sự trao đổi và phối hợp nội bộ (với phía Mỹ) về những vấn đề tương tự. Syu đáp lại rằng ông ta cảm thấy sự phối hợp nội bộ là tốt, nhưng có lẽ một số trao đổi với AIT đã bị sai lệch đi khi thông tin được chuyển qua một vài cấp. Ông ta phác họa ra rằng, Uỷ ban Công tác Đại lục (MAC) đã có những tiếp xúc ban đầu với AIT, và nội bộ Bộ Quốc Phòng cùng một số cơ quan khác của Đài Loan cũng có những kênh liên lạc với Lực lượng Tuần phòng Bờ biển và với Hội đồng An ninh Quốc gia (Mỹ). Đáp lại sự quan ngại của Giám đốc AIT đối với cảnh báo đưa ra ngày 27 tháng 05 về việc khống chế chiếc tầu Trung Quốc, Syu khẳng định, Đài Loan chỉ đơn thuần đang tạo “động thái giả” về vấn đề khống chế chiếc tàu này. Nếu chiếc tầu của Trung Quốc không rời đi theo thời hạn chót được đưa ra, sau đó lực lượng tuần phòng biển Đài Loan có thể sẽ sử dụng một số “biện pháp đối phó” để chiếc tầu khảo sát này không thể tiếp tục tiến hành công việc của nó. Syu kết thúc những bình luận bằng việc nói rằng, trong tương lai, Lực lượng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan có thể liên lạc trực tiếp với AIT.

 

5.Trong phần trả lời câu hỏi của ông Syu về quan điểm của giám đốc AIT đối với những quan ngại về việc, tại sao Trung Quốc lại đang đẩy mạnh những hoạt động vào thời điểm này, giám đốc AIT nói, có một số giả thuyết khác nhau, nhiều vấn đề có khả năng liên quan đến những diễn biến nội bộ của Trung Quốc. Sau đó giám đốc đặt một đề xuất lên bàn, nhấn mạnh rằng đây mới là một ý kiến tạm thời và chưa được xem xét bởi Hoa Thịnh Đốn, đó là việc mời một đoàn của lực lượng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan tới thăm lực lượng Tuần phòng Bờ biển Mỹ đang đóng tại Honolulu, chuyến đi theo hình thức gặp gỡ công khai để nhằm trao đổi tình hình chung và cả những vấn đề được khu vực quan tâm. Chuyến thăm này có thể bao gồm cả một chi tiết phụ là hoạt động liên quan đến việc gặp gỡ, trao đổi tại Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. Cục trưởng Syu sẵn sàng thông qua đề nghị và Giám đốc nói rằng, AIT sẽ thúc đẩy để đạt được sự đồng ý của Hoa Thịnh Đốn đối với bản kế hoạch và sẽ phối hợp để tổ chức một chuyến thăm như vậy. Vào lúc này, AIT cần thiết lập một kênh liên lạc trực tiếp với lực lượng Tuần phòng Bờ biển (Đài Loan) và một chuyến thăm của văn phòng liên lạc AIT tới trung tâm chỉ huy hoạt động của lực lượng này đã được đề nghị tổ chức vào tuần tới để bắt đầu tiến hành những quy trình cần thiết.  

 

Hội đồng An ninh Quốc gia hứa sẽ làm tốt hơn.

 

6.Viện Mỹ tại Đài Bắc AIT cũng làm việc riêng với Phó Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Đài loan Henry Ko về vụ việc xẩy ra vừa qua tại khu vực đảo Đông Sa, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu của việc Đài Loan cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Chính phủ Mỹ về vấn đề này. Ông Ko thừa nhận rằng Đài Loan vẫn chưa có những cuộc họp chính thức trong nội bộ chính thức giữa các cơ quan chính phủ về các hoạt động của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại khu vực quần đảo Đông Sa, nhưng ông ta cũng nói rằng, Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Đài Loan Chiou I-Jen đã đề nghị một cuộc họp như vậy vào tuần tới. Ko nói rằng Hội đồng An ninh Quốc gia sẽ thiết lập một kênh ở cấp (hoạch định) chính sách để nhằm thảo luận phản ứng của Đài Loan trước những hành động của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Biển Đông (South China Sea) và biển Đông Trung Hoa (East China Sea) để bổ sung những kênh kỹ thuật được đề xuất bởi lực lượng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan. Ko nói rằng, Uỷ ban An ninh Quốc gia Đài Loan lần đầu ý thức hơn về vấn đề tại quần đảo Đông Sa sau khi ông Syu yêu cầu Chiou I-Jen viết công văn đề nghị Hải quân Đài Loan giúp củng cố trang bị của Lực lượng Tuần phòng Bờ biển trên hòn đảo ( Bị chú: Hải Quân Đài Loan chuyển quyền kiểm soát các cơ sở của đảo Đông Sa cho Lực lượng tuần phòng Bờ biển từ năm 2002. Hết bị chú). Ko nói rằng, Hải quân Đài Loan đã từng từ chối gửi tầu chiến tới xem xét về một khả năng đối đầu với các hành động của lực lượng Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

 

Bình luận: Lực lượng Tuần phòng xây dựng nghị trình chính sách


7.Mặc dù khẳng định của Syu là trái ngược, nhưng rõ ràng những trao đổi và phối hợp nội bộ của chính quyền Đài Loan đối với vụ việc gần đây nhất là thiếu tính quyết định. Ví dụ, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã không biết gì về dự định sẽ được đưa ra công bố của lực lượng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan (được chuyển tới AIT qua Uỷ ban Công tác Đại Lục) về việc khống chế chiếc tàu khảo sát FengDou số 4, hoặc là họ nhận thức được những hành động thay thế khác của lực lượng tuần phòng biển đối với việc khống chế hai chiếc tầu cá của Trung Quốc như đã được chuyển tới AIT vào ngày 27 tháng 05. Bao hàm hơn, nó đã cho Mỹ thấy việc phía Đài Loan chưa thực sự xem xét một cách tổng quát về việc làm sao để đối phó với những hành động “lấn chiếm” này của Trung Quốc. Mở rộng cân nhắc, nếu lực lượng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan phản ứng trực tiếp đối với các tầu do thám Trung Quốc bằng cách tiến hành làm gián đoạn hoạt động hay ngăn chặn khống chế như vừa qua, những hành động này sẽ có ảnh hưởng tiềm năng thế nào tới hoạt động của các tầu do thám của Mỹ hoạt động trong khu vực? Viện Mỹ AIT sẽ tiếp tục đề nghị Hội đồng An ninh Quốc gia Đài Loan xây dựng chính sách hướng dẫn đối với những vụ việc như vậy, trong đó đưa vào cân nhắc một cách tổng quan hơn tới những lợi ích của Đài Bắc, bao gồm cả nhu cầu tránh một cuộc xung đột trên biển. Chúng tôi cũng tin rằng, một cuộc viếng thăm tới Honolulu có thể rất giá trị không chỉ trong việc cung cấp thông tin một cách kỹ thuật, mà hơn nữa, nó còn cung cấp cho lực lượng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan một tầm nhìn rộng hơn đối với khu vực và mở rộng thêm sự quan tâm trong chính sách của Hoa Kỳ.

 

Chú ý nhỏ

 

8. Sự thiếu phối hợp chính sách khẳ năng phần lớn là do tính cách của Cục trưởng Tuần phòng Bờ biển Đài Loan, Syu cũng là nhân vật gây tranh cãi trong giới hoạch định chính sách Đài Loan về mối quan hệ giữa hai bờ. Một quan điểm có từ thời chính quyền của Tổng thống Lý Đăng Huy, nhiều quan chức hiện nay của Đài Loan đã đổ lỗi cho hành động của Syu dưới vai trò là Tổng thư ký SEF sau vụ việc Đài Bắc đưa ra tuyên bố về “thuyết quốc gia với quốc gia” năm 1999, việc đã làm cho Bắc Kinh cắt đứt liên lạc giữa SEF và đối tác Trung Quốc. Một phần trong số các tình tiết cho thấy, Syu bị nhiều phía trong chính quyền của Trần Thủy Biển xem như một nhân vật thuộc phái cứng rắn muốn nới rộng lòng đại bác. Nhiệm kỳ của ông ta tại SEF dưới thời Trần Thuy Biển được đánh dấu bằng những va chạm với Chủ tịch Uỷ ban Công tác Đại Lục, bà Thái Anh Văn và Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Chiou. Việc đề cử Syu vào chức Cục trưởng Tuần phòng biển Đài Loan năm 2004 đã được giải thích bởi nhiều người trong cơ quan phụ trách quan hệ hai bờ như là một cố gắng nhằm gạt Suy ra khỏi quá trình hoạch định chính sách về Trung Quốc.

 

9.Bối cảnh này và những hành động của riêng Syu trong những vấn đề mới về Đông Sa làm dấy lên câu hỏi về nghị trình hiện nay của Syu. Trong tháng tư, cựu Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Đài Loan Chang Jung Feng đã gợi ý rằng, AIT nên có một thuyết trình vắn của Syu về hàng loạt những sự việc có liên quan đến Lực lượng Tuần phòng biển Đài Loan và Trung Quốc đối với các thực thể trên quần đảo Đông Sa, nhưng văn phòng của Syu đã không đồng ý về cuộc gặp gỡ cho đến vài ngày trước khi Đài Loan tiến hành hành động phản ứng đối với chiếc tàu nghiên cứu của Trung Quốc vào cuối tháng 05. Nhiều khả năng Syu chịu trách nhiệm cho quyết định thông báo với AIT về những hành động ngày 27 tháng 05 của Đài Loan đối với tàu của Trung Quốc thông qua thư ký cấp cao của Uỷ ban Công tác Đại lục Jan Jyh-Horng hơn là qua qua kênh Ngoại giao hoặc Quốc Phòng tiêu chuẩn. Jan Jyh-Horng từng phục vụ như là phó của SEF trong gần 5 năm và cả hai vẫn duy trì một quan hệ hữu nghị, mặc dù Jan có quan hệ với các đối thủ của Syu là Chiou và Tsai.

 

10.Yêu cầu hành động. Yêu cầu Hoa Thịnh Đốn đồng thuận ngầm cho Lực lượng Tuần phòng Biển Đài Loan viếng thăm Honolulu và Bộ chỉ huy Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, chương trình và thời gian chi tiết sẽ được quyết định sau.

 

  Nguồn trích dẫn:  Wikileaks

(Theo Nghiên Cứu Biển Đông)

 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te