TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Biểu tình tự phát: 'Con dao hai lưỡi' đối với Trung Quốc

Trong một bài viết đăng trên báo kinh tế Les Echos ngày 24/9, chuyên gia quan hệ quốc tế Dominique Moisi thuộc viện nghiên cứu Pháp IFRI cho rằng việc để cho căng thẳng leo thang trong quan hệ Trung-Nhật vì Senkaku/Điếu Ngư là phản tác dụng đối với Trung Quốc.

 

 

 

Đến một lúc nào đó, cơn phẫn nộ đường phố sẽ nhắm vào chính quyền.
Ảnh Deutsche Welle

 


Chuyên gia Dominique Moisi cho rằng ít có khả năng cuộc đọ sức giữa hai “gã khổng lồ kinh tế châu Á” (Trung Quốc và Nhật Bản) sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại hay chiến tranh thực thụ. Tuy vậy, “không ai có thể mãi mãi đùa với lửa hay đùa với tình cảm của quần chúng” vì khó có thể lường trước những gì sẽ xảy ra. Khủng hoảng giữa Bắc Kinh và Tokyo hiện nay đòi hỏi đôi bên cùng phải có thái độ “dè dặt và kiềm chế”.

Ông Moisi nhìn nhận Nhật Bản đã châm ngòi xung đột kể từ khi thống đốc Tokyo có kế hoạch mua lại ba hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku. Đương nhiên Bắc Kinh xem đó là một hành động khiêu khích. Thế nhưng một lần nữa, như thói quen đã có từ nhiều năm nay mỗi khi giải quyết một vấn đề ở châu Á, Trung Quốc lại phản ứng quá đáng. Đáng nói hơn nữa là đường lối ngoại giao cứng rắn của Bắc Kinh đối với các nước châu Á sẽ bất lợi cho Trung Quốc.

Thứ nhất thái độ hung hãn của nước đông dân nhất thế giới này vô hình chung sẽ đẩy một số các quốc gia vào vòng tay Mỹ. Thứ hai, theo chuyên gia Dominique Moisi, Trung Quốc đang tặng cho Nhật Bản quy chế “đối tác đặc biệt của Mỹ tại châu Á” vào lúc Washington bắt đầu ít quan tâm hơn đến Tokyo để dồn chú ý về phía New Delhi.

Điểm thứ ba được chuyên gia về quan hệ quốc tế Pháp nêu bật đó là những hành vi “bài Nhật” của Trung Quốc đặt Tokyo vào thế của kẻ bị tấn công. Đành rằng, một phần lớn dư luận châu Á còn rất thận trọng đối với Nhật Bản, nhưng mọi người cũng rất sợ “gã khổng lồ” Trung Quốc. Thái độ của Trung Quốc tự nhiên sẽ khiến cho người ta có cảm tình hơn đối với Nhật Bản.

Mới chỉ năm ngoái, Nhật Bản phải hứng chịu thiên tai khủng khiếp, kéo theo đó là tai nạn hạt nhân Fukushima. Giờ đây các phương tiện truyền thông thế giới lại liên tục phát đi hình ảnh của những người Trung Quốc phẫn nộ, bài Nhật một cách điên cuồng. Phải chăng Nhật Bản đang trở thành nạn nhân của làn sóng dân tộc chủ nghĩa xuất phát từ Trung Quốc ?

Tuy thừa nhận làn sóng bài Nhật đang bùng lên tại Trung Quốc là một phong trào tự phát, nhưng chuyên gia quan hệ  quốc tế thuộc viện IFRI Dominique Moisi lại nêu lên một câu hỏi khác: Biết rõ phong trào tự phát là “con dao hai lưỡi” bất lợi cả về đối nội lẫn đối ngoại, vậy thì tại sao chính quyền Bắc Kinh lại để cho phong trào này phát triển ?

Theo ông Moisi, khuyến khích quần chúng xuống đường luôn là một việc làm nguy hiểm vì không có gì đảm bảo rằng cơn phẫn nộ của đường phố đến một lúc nào đó lại không nhắm vào chính quyền./.


Theo Les Echos // ĐVO

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te