Dự trữ vũ khí của Không quân Đài Loan rất thiếu thốn, nhưng vẫn được Mỹ hỗ trợ, cộng với họ chi mạnh cho mua sắm.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu kiểm duyệt Không quân Đài Loan. |
Trang mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ vừa đăng bài viết “Trung Quốc tăng cường kiểm soát, Đài Loan đồng thời đáp trả” (China Tries To Expand Control as Taiwan Resists: Report).
Bài viết dẫn một nguồn tin cho biết, Trung Quốc định giảm tốc độ thống nhất Đài Loan. “Báo cáo Phân tích Quốc phòng và An ninh Đài Loan” đã phân tích tình hình quốc phòng, kinh tế, chính trị và an ninh trước năm 2006, cho rằng tình hình eo biển Đài Loan vẫn căng thẳng, mặc dù sau khi Mã Anh Cửu lên cầm quyền năm 2008 đã tăng cường khai thông với Trung Quốc, nhưng hai bờ eo biển vẫn tồn tại thiếu lòng tin và ngờ vực nghiêm trọng.
Chắc chắn, Trung Quốc sẽ tăng cường mối liên hệ về kinh tế, cố gắng thông qua đây để Đài Loan tiếp nhận quan điểm của Bắc Kinh.
Nhưng, tác giả báo cáo chỉ ra, mặc dù Trung Quốc muốn xem Đài Loan là “đặc khu hành chính”, song hai đảng chính của Đài Loan đều không chấp nhận bất cứ giải pháp “một nước hai chế độ” nào.
Về lâu dài, do không có đường hướng rõ ràng, việc thống nhất tỏ ra không có khả năng lắm, mặc dù Trung Quốc có thể thông qua biện pháp quân sự để buộc Đài Loan phải phục tùng, nhưng điều này quá mạo hiểm đối với Bắc Kinh.
Báo cáo dẫn nguồn tin từ Đài truyền hình vệ tinh vô tuyến Đài Loan (TVBS) cho rằng, chỉ có 9% người được điều tra tán thành thống nhất, 61% lựa chọn duy trì hiện trạng, “trong vài năm tới, Đài Loan về cơ bản sẽ giữ thái độ chính trị không rõ ràng, từ đó duy trì triển vọng chính trị tương đối ổn định”.
Máy bay tấn công vũ trang Apache do Mỹ chế tạo, được Không quân Đài Loan mua. |
Mã Anh Cửu kiên trì tránh đụng vào giới hạn cuối cùng của Trung Quốc: tuyên bố độc lập, thế lực nước ngoài can thiệp Đài Loan, nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân, Đài Loan xảy ra biến động.
Mặc dù Mã Anh Cửu duy trì hiện trạng hoàn toàn không tìm cách chủ trương độc lập đã trấn an rất lớn đối với Bắc Kinh, nhưng Bắc Kinh không có điều kiện có thể trao đổi, Trung Quốc không giảm hoặc đi chuyển 1.300 quả tên lửa đạn đạo nhằm vào Đài Loan, điều này đi khá xa so với “hòa bình lâu dài” mà Chính phủ Mã Anh Cửu tuyên bố.
Mặc dù Trung Quốc tiến hành chuẩn bị đấu tranh quân sự nhằm vào Đài Loan vô cùng khó khăn do Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng số lượng máy bay chiến đấu hiện có của Đài Loan rất thiếu thốn, dự trữ vũ khí của Không quân Đài Loan chỉ được 2 ngày khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc.
Sau khi xung đột ở eo biển Đài Loan nổ ra, thời gian phản ứng của quân Mỹ ít nhất là 5 ngày, nhưng ở Washington cũng có người dự đoán quân Mỹ ít nhất cần thời gian 2 tuần mới có thể thay thế Quân đội Đài Loan phòng thủ.
Đài Loan ít nhất cần Mỹ viện trợ 350 tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM), 16 quả tên lửa không đối không Harpoon, 75 quả tên lửa Maverick, 3.000 quả tên lửa Sidewinder, từ đó hỗ trợ được cho sự can thiệp vũ trang của Mỹ.
Quân đội Đài Loan cũng đang ra sức phát triển khả năng tự đáp trả Trung Quốc, tàu chiến Đài Loan bắt đầu trang bị tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong-3 (BRAVE WIND), có kế hoạch phát triển tên lửa hành trình Hùng Phong-2E phiên bản trên đất liền đầu tiên.
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Đài Loan, do Mỹ chế tạo. |
Đài Loan yêu thích vũ khí kiểu Mỹ giá cao, tính năng tốt, 10 năm trước đã mua máy bay trực thăng tấn công AH-64D Longbow Apache, máy bay trực thăng thông dụng UH-60M Black Hawk, máy bay trực thăng vận tải CH-47SD Chinook, hệ thống tên lửa phòng không SM-3, tàu khu trục lớp Kidd, máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye và máy bay trinh sát săn ngầm P-3C Orion.
Từ năm 1995 đến 2002, Đài Loan đã nhập khẩu 20,2 tỷ USD vũ khí trang bị, là khách hàng mua vũ khí lớn thứ hai thế giới chỉ sau Ả-rập Xê-út (Saudi Arabia). Năm 2002, Đài Loan bỏ ra 1,1 tỷ USD nhập khẩu vũ khí, đứng vị trí thứ 5 trong các vùng hoặc nước đang phát triển. Năm 2010 và 2011, nhập khẩu vũ khí của Mỹ lần lượt là 6,4 và 5,85 tỷ USD.
Mặc dù Đài Loan đã mua tên lửa đáp trả tiên tiến, nhưng công nghiệp quốc phòng của họ vẫn đối mặt với rất nhiều vấn đề như tài chính, thể chế và lòng dân. Chương trình tên lửa hành trình Hùng Phong do Viện Nghiên cứu Khoa học Trung Sơn (Chungshan Institute of Science and Technology) - cơ quan phụ trách các chương trình công nghiệp bí mật và nhạy cảm - chủ trì nghiên cứu phát triển, đã gặp rất nhiều khó khăn, đối mặt với nguy cơ chấm dứt, viện nghiên cứu đã bị Chính phủ chỉ trích.
Công ty Đóng tàu Quốc tế Đài Loan (China Shipbuilding Corp, CSBC) đang cố gắng chứng minh có thể chế tạo tàu ngầm diesel cho quân đội, nhưng Quân đội Đài Loan phủ nhận CSBC có khả năng này. Năm 2001, Mỹ đề xuất có thể bán 8 tàu ngầm tấn công diesel cho Đài Loan, nhưng không thể bảo đảm cung ứng sau đó. Do đó, CSBC đã khởi động chương trình nội địa hóa tàu ngầm này, nhưng Quân đội Đài Loan vẫn đang tìm cách tự nghiên cứu chế tạo tàu ngầm của họ.
Năm 2012, Đài Loan chi tiêu quân sự 12,9 tỷ USD, có kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lên 14,6 tỷ USD vào năm 2013, tăng lên 15,9 tỷ USD vào năm 2014, 17 tỷ USD năm 2015, 18,5 tỷ USD năm 2016. Ngân sách này dựa vào khả năng kinh tế và chính trị của Chính phủ, nhưng kinh phí bổ sung phần lớn sẽ sử dụng để mua sắm quân bị. Đài Loan đã yêu cầu mua 66 máy bay chiến đấu F-16C/D của Mỹ, song đến nay vẫn chưa được Mỹ đồng ý, cho dù cuối cùng mua sắm thành công, Đài Loan cũng sẽ chi hóa đơn 10 tỷ USD.
Danh sách bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ năm 2010. |
Đài Loan mua tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. |
Máy bay trực thăng Black Hawk của Quân đội Đài Loan, mua của Mỹ. |
Tên lửa chống hạm Harpoon Đài Loan mua của Mỹ. |
Tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 của Đài Loan. |
Tên lửa hành trình Hùng Phong-2E do Đài Loan tự sản xuất. |
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, sina, TQ, báo Giáo dục Việt Nam)