TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Đài Loan trong "thế lưỡng nan Malacca"

Đài Loan đang đứng trước áp lực lớn hơn trong quan điểm đối với vấn đề chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp. Theo nhiều thông tin, để xoa dịu những người muốn Đài Loan thể hiện một thái độ quả quyết, nước này đã lên kế hoạch mở rộng một đường băng sân bay tại Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Đó chính là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) và là đảo duy nhất có nước ngọt sinh hoạt. Đài Loan đang chiếm đóng tại đảo này và lực lượng cảnh sát biển đồn trú tại đây.

Vùng biển quanh Ba Bình được Bắc Kinh và Đài Bắc tuyên bố chủ quyền toàn bộ, và Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippine tuyên bố một phần. Nơi đây được dự báo có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí tự nhiên hay thậm chí đất hiếm (như mới xuất hiện trong một số công trình nghiên cứu khoa học). Bất kỳ ai kiểm soát Ba Bình một ngày nào đó sẽ không chỉ giành được những lợi thế kinh tế mà còn củng cố được cả các lợi ích chiến lược.

Nhưng do không được quốc tế công nhận, Đài Loan gần như không có tiếng nói trong các cơ chế giải quyết tranh chấp song phương và đa phương. Để khai thác nguồn tài nguyên có thể có hoặc không có ở đây, Đài Loan cũng thiếu các công cụ kỹ thuật như Trung Quốc, chẳng hạn giàn khoan nổi hay tàu lặn Gia Long, tàu vừa lập kỷ lục lặn ở độ sâu 7.000 met hồi tháng trước. Và Đài Bắc cũng chưa đủ tham vọng tiến hành một chiến dịch quân sự đối với bất kỷ các bên tuyên bố chủ quyền Biển Đông khác. Khi hợp tác tại vùng biển tranh chấp với Bắc Kinh còn là chủ đề quá nhạy cảm với Đài Loan, thì việc kiểm soát Ba Bình đơn giản chỉ càng đặt gánh nặng.

Ảnh minh họa

"Đảo thực sự không có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với Đài Loan, bởi Đài Loan thiếu các nguồn lực để đảm bảo cho nó", James Holmes, một phó giáo sư tại Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ, nói trong bài phỏng vấn với Asia Times Online. "Và việc 'không chơi với' Trung Quốc (trong trường hợp này) có thể còn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho Đài Loan".

Trong khi việc sở hữu đảo Ba Bình mang lại cho Đài Loan những lợi ích gì còn chưa rõ ràng, thì dường như dễ thấy hơn chính là việc Bắc Kinh, sau khi làm nóng các trang báo trong thời gian gày đây với những lời lẽ thách thức Philippine và Việt Nam tại Biển Đông và Nhật Bản tại biển Hoa Đông, đang rất coi trọng tầm quan trọng của hòn đảo.

Theo Holmes, bối cảnh Biển Đông hiện nay, trong đó Ba Bình sẽ trở thành điểm quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, không chỉ đơn thuần là việc quốc gia ven biển này hay quốc gia ven biển kia có thể vươn tới điểm nào trên Biển Đông, mà đúng hơn, đó giống như một "thế lưỡng nan Malacca". Eo biển hẹp chia tách Indonesia, Malaysia và Singapore, tất cả được coi là rất thân thiết với Mỹ, luôn tấp lập các tàu chở công-ten-nơ mang đủ các loại nguyên liệu thô từ châu Phi và Vịnh Ba Tư tới nuỗi dưỡng cho nền kinh tế Trung Quốc, và các tàu mang hàng hóa Trung Quốc tới châu Âu và các thị trường khác, nên nếu Mỹ áp đặt lệnh phong tỏa eo biển Malacca thì quả thực đó chính là cơn ác mộng cho Trung Quốc.

"Theo tôi hiểu, đảo Ba Bình đủ lớn để trở thành một trung tâm hậu cần; nếu Trung Quốc giành được quyền kiểm soát nó, nghĩa là đã giúp quân đội Trung Quốc tiến được nửa đường tới eo biển Malacca - một chuyện không thể coi là nhỏ".

Bắc Kinh từ lâu luôn kêu gọi Đài Loan cùng nhau "bảo vệ quyền lợi chung của tổ tiên", và mới gần đây đã bắt đầu đề nghị khai thác chung các nguồn tài nguyên Biển Đông. Bắc Kinh hẳn đang coi lực lượng cảnh sát biển Đài Loan trên đảo Ba Bình là người bảo vệ cho hòn đảo, và xem tranh chấp chủ quyền ở cả Biển Đông và biển Hoa Đông là công cụ để buộc Đài Loan không coi Đại lục là kẻ thù, mà thay vào đó sẽ cùng hiệp lực thách thức các bên trong tranh chấp khác, đặc biệt là Việt Nam và Nhật Bản.

Để thao túng dư luận và hoạt động hoạch định chính sách Đài Loan, Bắc Kinh liên tục triển khai chiêu bài "Mặt trận thống nhất", dựa vào những người được hưởng quyền đối xử ưu đãi kinh tế của Bắc Kinh ở Đài Loan để đạt được các công cụ chính trị tại đây. Minh chứng rõ ràng về hiệu quả của chiến lược này là việc Chiu Yi, chủ tịch ban giám đốc của Công ty dầu khí Đài Loan CPC Corp, mới đây vừa lên tiếng yêu cầu Đài Loan và Đại lục nên cùng nhau khai thác môi trường biển quanh đảo Ba Bình.

Albert Wu, chủ tịch Hội đồng Phát triển công nghiệp và thương mại, một tổ chức mà tổng sản lượng của các doanh nghiệp trong đó chiếm hơn 48% tổng sản phẩm nội địa của Đài Loan, cũng hối thúc Đài Loan mở cửa đảo Ba Bành cho hoạt động du lịch, mặc dù, sẽ không thu được nhiều lợi nhuân, và một cuộc thăm dò ý kiến cùng được tiến hành giữa tờ Thời báo hoàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tờ China Times của nhà tài phiệt Đài Loan Tsai Eng-meng, cũng thể hiện điều đó.

Cuộc thăm dò đó gây bất ngờ lớn với kết quả, 51,1% số người Đài Loan tham gia cho biết ủng hộ hợp tác với Đại lục chống lại Nhật Bản tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, một nhóm đảo đang thuộc quản lý của Nhật tại biển Hoa Đông và được cả Bắc Kinh và Đài Bắc tuyên bố chủ quyền. Có đến 41,2% người Đài Loan thập chí còn ủng hộ sử dụng vũ lực.

Việc một số nghị sĩ Đài Loan cũng bắt đầu kêu gọi mạnh mẽ hơn cho việc quân sự hóa đảo Ba Bình càng chứng tỏ xu hướng trên. Một nhóm lớn tiếng xoay quanh nghị sĩ Lin Yu-fang đã nhiều lần phản đối cái mà họ gọi là sự "xâm nhập" của Việt Nam, và kêu gọi triển khai lính thủy đánh bộ, cùng với các vũ khí như súng cối, tên lửa đất đối không, và súng chống máy bay...  đến đảo Ba Bình.

Các tổ chức phi chính phủ cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc kêu gọi Đài Loan mạnh tay: Đầu tháng 7, nhiều nhà hoạt động Đài Loan thuộc phong trào Baodiao (Bảo vệ quần đảo Điếu Ngư) đã đi thuyền ra khu vực đảo tranh chấp và tham gia vào một cuộc đối đầu căng thẳng với tàu tuần tra Nhật Bản tại đây, và thay vì vẫy cờ Đài Loan, họ lại giương cờ của Trung Quốc đại lục.

Khi sự việc diễn này ra dưới sự theo dõi thận trọng của lực lược cảnh sát biển Đài Loan, lực lượng sau khi nhận được lệnh yêu cầu hộ tống cho các nhà hoạt động ra đảo Điếu Ngư, khiến có vẻ như Đài Bắc thực sự đang xem xét khả năng đứng về phe Bắc Kinh chống lại Tokyo, và đây chính là kết quả mà Bắc Kinh đã mường tượng ra ban đầu.

Kế hoạch mở rộng đường băng tại Ba Bình lên thêm 500m rất có thể chính là sự phản ứng trước áp lực đang gia tăng. Khi tờ Liberty Times bằng tiếng Hoa đưa thông tin, ngay lập tức bài viết đã được rất nhiều các cơ quan thông tin đối ngoại và các nhà bình luận trên khắp Biển Đông đăng tải lại. Trước tính chất nghiêm trọng của sự việc, Việt Nam sau đó đã liên tục cảnh báo Đài bắc không tiến hành kế hoạch trên.

Trước các thông tin về việc mở rộng đường băng, nhiều người cho rằng kế hoạch của Đài Bắc nhằm cho phép máy may tuần tra trên biển P-3C Orion, mà Đài Loan sẽ đưa vào sử dụng vào năm sau, có thể hoạt động tại đây. Máy bay P-3C cung cấp khả năng chống tàu ngầm và có thể giám sát phần lớn Biển Đông.

Đánh giá về kế hoạch trên, Steve Tsang, giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, phân tích: "Tôi không có thông tin nội bộ tại sao đường băng được mở rộng. Nhưng có thể đó họ đang cố gắng tính toán khôn ngoan để vừa giải quyết áp lực từ những người muốn thấy một Đài Loan có quan điểm quả quyết hơn đối với những hòn đảo vừa có một chính sách hợp lý để không gây chiến với bất kỳ ai".


Tác giả: Đình Ngân theo atimes
( Theo Tuần Việt Nam)

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te