TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Trung Quốc dùng biểu tình để “thử” Mỹ?

Gần một tuần sau khi các cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra trên nhiều thành phố ở Trung Quốc, tác giả Jonathan Manthorpe trên tờ Vancouversun cho rằng các cuộc biểu tình đó được bố trí cẩn thận nhằm mục đích “thử” phản ứng của Hoa Kỳ.
 

Trung Quốc dùng biểu tình để “thử” Mỹ?

Tác giả Jonathan Manthorpe cho rằng Trung Quốc đã sắp đặt các cuộc biểu tình nhằm “thử” Mỹ.

Theo ông Manthorpe, với những gì được thể hiện, đằng sau những ồn ào về chủ quyền đối với quần đảo không người ở trên biển Hoa Đông là cuộc thử nghiệm ý chí giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Bắc Kinh đang sử dụng căng thẳng leo thang về chủ quyền với quần đảo mà Nhật đang kiểm soát để thử xem Mỹ có thực hiện cam kết quốc phòng mà nước này kí với Nhật Bản hay không.

Chính quyền Trung Quốc không tin rằng Washington sẽ tuân thủ Hiệp ước quốc phòng song phương Mỹ - Nhật kí vào năm 1951 theo đó Mỹ có trách nhiệm phải hỗ trợ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra chiến tranh Nhật – Trung.

Không phải ngẫu nhiên mà các cuộc biểu tình chống Nhật diễn ra rầm rộ trước khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm Trung Quốc và nước này đã rất hài lòng với những gì ông Panetta nói trong chuyến thăm.

Ông Panetta thúc giục cả hai phía kiềm chế và cảnh báo rằng nếu tranh chấp biến thành chiến tranh thì sẽ lôi kéo cả các quốc gia khác vào.

Tất nhiên, ông Paneta nói đến “các quốc gia khác” nhằm ám chỉ đến Hoa Kỳ, tuy nhiên Bộ trưởng quốc phòng Mỹ ngay lập tức xoa dịu các lãnh đạo Trung Quốc bằng cách tuyên bố rằng Washington không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền.

Những gì ông Panetta thể hiện sẽ củng cố suy đoán của nhiều quan chức Trung Quốc rằng Washington quá lo ngại về sự vươn lên của Trung Quốc nên không cho phép các đồng minh trong khu vực, không chỉ là Nhật Bản mà còn Đài Loan và Philippines, được dẫn dắt Mỹ (trong các vấn đề tranh chấp của nước đó với Trung Quốc).

“Nhật Bản chẳng qua chỉ là một con rối của Mỹ xét về mặt chiến lược, tranh chấp chủ quyền của Nhật Bản không có ý nghĩa gì đối với Hoa Kỳ”, tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc bình luận trong bài viết ngày hôm qua.

Hoàn Cầu cũng nói thêm rằng Nhật Bản chỉ là một trong số các “công cụ chiến lược” mà Mỹ sử dụng để kiềm chế sự vươn lên của Trung Quốc.

Tờ báo này cho rằng mối lo thực sự của Washington là “một khi xảy ra đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc thì Mỹ sẽ không gánh nổi những hậu quả của nó”.

Diễn biến căng thẳng về vấn đề quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, đã được Bắc Kinh sắp đặt rất cẩn thận trong vài tháng qua với mục đích gây sức ép tới Tokyo và Washington nhằm tìm hiểu điểm yếu của đối thủ mà không khiến tình hình vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Cho đến nay, Bắc Kinh đã thực hiện “nước cờ” của mình khá tốt, Manthorpe nhận định.

Những hành động xâm phạm của tàu đánh cá và tàu hải giám Trung Quốc vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát đã “chọc tức” các nhà yêu nước cuồng nhiệt và lớn tiếng ở Nhật Bản. Điều này có thể dự đoán được.

Nhà yêu nước hàng đầu của Nhật, Thị trưởng thủ đô Tokyo Shintaro Ishihara đã “tăng nhiệt” cuộc tranh chấp bằng cách mở đầu chiến dịch quyên góp tiền mua lại quần đảo Senkaku từ người chủ tư nhân.

Chiến dịch của ông Ishihara diễn ra trùng hợp với thời điểm uy tín của đảng Dân chủ Nhật Bản trung tả (DPJ) của đương kim thủ tướng Yoshihiko Noda đang giảm sút và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy có khả năng ông Noda sẽ thua trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11 sắp tới.

Trong khi uy tín của DPJ giảm sút thì một số đảng cánh hữu mới lại ra đời và chính phủ Nhật Bản sau cuộc bầu cử có khả năng sẽ là một chính phủ liên minh ngả hẳn sang cánh hữu (với tư tưởng cứng rắn hơn chính phủ hiện nay).

Và có thể với mục tiêu ngăn chặn hành động của cánh hữu về vấn đề Senkaku, hồi đầu tháng này chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc Senkaku.

Với quyết định này, chính quyền của ông Noda đã rơi vào chiếc bẫy mà Bắc Kinh giăng sẵn. Các cuộc biểu tình diễn ra gần như hoàn toàn theo sự bố trí của chính quyền Trung Quốc.

“Người biểu tình” được thông báo về những khẩu hiệu nào họ có thể hô, được cấp biểu ngữ nếu thiếu và được yêu cầu không được ném đá hay gây ra thiệt hại, mặc dù có thể ném trứng.

Một số người biểu tình bị bắt do quá khích và một số cửa hiệu và xe hơi của Nhật bị đập phá. Tuy nhiên, nhìn chung, “màn kịch” được dàn dựng lộ rõ khi những người biểu tình này được ra lệnh trở về nhà và họ tuân theo mệnh lệnh đó sau khi “diễn kịch” xong.

Chính sách xuyên suốt của các chính quyền Mỹ là thu hút Trung Quốc trở thành thành viên và tuân theo nguyên tắc của các thế chế quốc tế chủ yếu do Mỹ tạo dựng dựa trên các giá trị phương Tây.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã có cuộc tranh cãi liệu nước này có sẵn sàng chấp nhận những giá trị đó khi đang vươn lên vị trí siêu cường hay không. Trong khi đó, rất nhiều cử tri Trung Quốc mong muốn các giá trị của Trung Quốc thời phong kiến được khôi phục.

Cả hai nước đều đang đứng trước các cuộc đua quyền lực và sang năm chắc chắn cả hai nước sẽ điều chỉnh mục tiêu của mình nhưng bức tranh chung trong quan hệ Mỹ - Trung sẽ không thay đổi.

Tùng Lâm
Theo Infonet

 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te