TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

"Đặt lên cân" hải quân Nhật - Trung

Một người Trung Quốc đã chỉ ra một chi tiết cực kỳ đáng lưu ý về sự tương xứng giữa Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản (JMSDF) trong một cuộc chiến tay đôi với Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN).

 

Hải quân Nhật tập trận nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập hôm 14/10 vừa qua.
Tức là: việc thành lập JMSDF chỉ coi như một phần phụ của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh. Do đó, Hải quân Nhật không có một sự cân đối về lực lượng để tiến hành các hoạt động chiến đấu đa dạng so với lực lượng của Hải quân Trung Quốc nếu như không có sự hỗ trợ của Washington.

Tiềm lực: Đầy nhưng chưa đủ

Kể từ thời Chiến tranh Lạnh, JMSDF đã mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình như tham gia dò mìn tại Vịnh Ba Tư năm 1991, tiếp sức cho các lực lượng hải quân của liên minh tại Ấn Độ Dương sau sự kiện 11/9, và giảm sát hoạt động cướp biển tại Vịnh Aden... đây gần như là những công việc chính của JMSDF ngày nay.

Theo điều kiện phân chia nguồn lực con người giữa hai hải quân, Hải quân Mỹ cung cấp hỏa lực tấn công cho Hải quân Nhật, điều này thể hiện rõ trong các tàu sân bay và các phương tiện đầu-cuối cho chiến tranh.

JMSDF có tư tưởng phòng thủ và hành động như một lực lượng lấp chỗ trống. Họ thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ gần như đặc thù trong quân sự, chẳng hạn như dò mìn, chiến tranh chống ngầm, và chiến tranh tấn công bằng tàu ngầm.

Các thủy thủ của Nhật thực hiện các nhiệm vụ này một cách rất tự tin. Hạm đội kết hợp giữa Mỹ - Nhật đã hạn chế được phần lớn Hải quân Liên Xô, gây khó khăn cho các tàu nào của Liên Xô xuất phát từ cảng Vladivostok muốn tiến vào vùng biển Thái Bình Dương. Rất nhiều hoa tiêu trưởng của Liên Xô đều muốn tránh gặp rắc rối tại khu vực này. Cho dù những nỗ lực như vậy không được nhiều người biết tới nhưng thực tế, họ đã tạo nên một trong những câu chuyện thành công trong Chiến tranh Lạnh.

Hậu quả không mong đợi của chiến lược hàng hải Chiến tranh Lạnh đối với Nhật đó là JMSDF vẫn là một hải quân cục bộ được duy trì từ một chiến lược, học thuyết và cấu trúc lực lượng mang tính cục bộ.

Tự đứng trên chân mình

Sẽ rất khó khăn cho Hải quân Nhật nếu họ phải chiến đấu một mình với một đối thủ cân sức. Trong khi Hải quân Mỹ sắp đặt các tàu chiến thành các "nhóm tấn công viễn chinh" và "các nhóm sẵn sàng đổ bộ" vì điều này có lợi cho kiểu tấn công của họ thì hạm đội của Nhật lại được sắp xếp thành các "đội tàu nhỏ hộ tống" tại các cảng như Yokosuka và Sasebo.

Các đội hộ tống về thực chất là các bộ phận phòng thủ. Và với chỉ 5 tàu hậu cần phục vụ chiến đấu - các tàu này tiếp nhiên liệu và đạn dược cho các tàu ở phía trước, JMSDF rất khó để có thể duy trì các hoạt động tác chiến ở các căn cứ xa xôi nếu thiếu sự trợ giúp về hậu cần của Mỹ.

Do đó, nếu chỉ đứng một mình thì JMSDF không phải là một lực lượng cân xứng - không giống như Hải quân Trung Quốc vừa có quy mô lớn hơn, ngày một cân đối hơn trên biển Hoàng Hải. Nhưng điều này không có nghĩa là một lời chê đối với các tàu chiến, vũ khí và thủy thủ của Nhật. Tuy nhiên, sự thật là Hải quân Nhật khó có thể đấu được với Hải quân Trung Quốc nếu thiếu sự hỗ trợ của Mỹ. Điều này sẽ cản trở các phương án đơn phương của Nhật trong cuộc xung đột với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tại sao? Bởi vì trong tình huống có sự vụ khẩn cấp tại Senkaku/Điếu Ngư, các tuyên bố và đồng cảm của Mỹ sẽ không thể chắc chắn như là khi có một cuộc tấn công nhằm vào quần đảo Ryukyus nơi có căn cứ quân sự của Mỹ hiện đang đóng quân. Các lãnh đạo Mỹ có thể chùn bước trước một cuộc xung đột đầy rủi ro và có thể rất tốn kém mà không liên quan nhiều tới lợi ích của Mỹ. Và trên hết, một cuộc xung đột này có thể biến Trung Quốc trở thành kẻ thù muôn kiếp của Mỹ.

Chắc chắn là Washington sẽ đề cao các cam kết của họ đối với quốc phòng của Nhật, nhưng họ sẽ không thực hiện điều đó với sự nhiệt tình nào đặc biệt. Những bất đồng, trì hoãn, và bỏ lỡ các cơ hội có thể xảy ra trong một nhóm các đồng minh.

Hệ quả là, điều này buộc Tokyo phải tăng tính độc lập của họ đối với Washington. Việc bù lấp trong cấu trúc lực lượng của JMSDF, xây dựng nên chiến lược biển trong đó để ngỏ khả năng Hải quân Nhật sẽ phải tác chiến độc lập mà không có sự trợ giúp của Mỹ, và đặt các quan chức và thủy thủ của họ vào thế sẵn sàng -- tất cả những yếu tố này sẽ khiến cho JMSDF trở thành một hạm đội có quy mô rộng lớn và đa dạng. Một hạm đội như vậy sẽ có khả năng đánh chặn và đáp trả tốt hơn là một hạm đội chỉ phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Tự lực chính là một nguyên tắc đã được coi là bất biến trong quan hệ quốc tế trong một thế giới trầy trật khó khăn hiện nay. Đó là một nguyên tắc đáng để cho Nhật có sự phát kiến lại hải quân của mình.

  • Lê Thu (theo Diplomat, Vietnamnet)

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te