TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Chính sách ngoại giao kiểu "lính trên chiến địa"

Bộ Ngoại giao Mỹ đang nỗ lực với công việc kết hợp kinh tế vào chính sách ngoại giao của Mỹ.

 

Trong một bài viết rất hay trên Foreign Policy có tên "Đồng tiền của Sức mạnh", Robert Zoellick đã nhắc đến một nhiệm vụ quyết định cho chính sách ngoại giao Mỹ thế kỷ 21. Ông đề nghị đưa kinh tế vào cơ cấu tổ chức an ninh quốc gia ở cả hai phía của hệ thống chính trị, và chúng ta đã hoan nghênh lập luận của ông.

Ông đã nói toàn bộ, nhưng thiếu một ý chính: Chúng ta đã đang làm điều đó.

Kết hợp kinh tế vào chính sách ngoại giao Mỹ là một ưu tiên hàng đầu trong Chiến lược An ninh quốc gia của chính quyền Obama ("ở trung tâm các nỗ lực của chúng ta là một cam kết sẽ đổi mới nền kinh tế của chúng ta, vốn đóng vai trò là đầu tàu của sức mạnh Mỹ", tài liệu nêu rõ) và đối với Bộ Ngoại giao nói riêng.

Trên thực tế, một phần quan trọng trong nhiệm kỳ của Ngoại trưởng Hillary Clinton là nắm bắt và thực thi đầy đủ chính chương trình nghị sự mà Zoellick mô tả - một chương trình mà bà đã phác thảo trong một loạt những bài phát biểu quan trọng về những gì bà gọi là "Nghệ thuật Quản trị Kinh tế" (Economic Statecraft)

Ngoại trưởng Clinton công nhận rằng "sức mạnh kinh tế và khả năng lãnh đạo toàn cầu của Mỹ là một hợp đồng trọn gói" - khi mà các xu thế và các công cụ của sức mạnh toàn cầu phát triển để tập trung vào kinh tế, chính sách ngoại giao của Mỹ cũng phải như vậy.

Như Ngoại trưởng Clinton đã nói: "Chúng ta phải xác định vị trí của mình để lãnh đạo một thế giới mà an ninh đã phủ bóng trong các phòng họp và trên các sàn giao dịch cũng như trên chiến trường". Để hiện thực hóa các mục tiêu đó, bà đã phát động và ủng hộ một sự tái hội nhập và tái ưu tiên quy mô lớn về kinh tế, đầu tư, và các thị trường tại Bộ Ngoại giao và các phái bộ của bộ này trên toàn thế giới.

Cam kết này đã tạo ra một số sáng kiến, trong đó có văn phòng của chính tôi - Văn phòng Kinh tế trưởng - với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm về tài chính, kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, những người được giao nhiệm vụ đảm bảo các thỏa thuận ngoại giao của chúng ta trong cái mà Zoellick gọi là "Đồng tiền của Sức mạnh".

Ảnh minh họa chavezcode

Chúng tôi hoạt động ở cả hai lĩnh vực kinh tế và chính sách đối ngoại, kết nối các dấu chấm nhỏ khi các vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của chúng ta và ngược lại. Chúng tôi cũng cung cấp một cái nhìn chiến lược về các xu thế kinh tế dài hạn của thay đổi chính trị và đưa ra các khuyến nghị cho Bộ trưởng thông qua lăng kinh đó.

Nghị trình Nghệ thuật Quản trị Kinh tế của Bộ Ngoại giao có 2 mục tiêu chung. Thứ nhất là hợp nhất tư duy chiến lược về sức mạnh kinh tế và chính trị trong khi bổ sung các công cụ kinh tế vào trang bị ngoại giao. Thương mại và các dòng vốn đang tiếp tục gia tăng, và các nước mới nổi đang đảm nhận một vai trò lớn hơn bao giờ hết trong nền kinh tế thế giới. Khi các mối quan hệ kinh tế giữa các nước mở rộng, nhiều khả năng sẽ có những bất đồng về chính sách ngoại giao được thể hiện bằng cách hạn chế thương mại ở các lĩnh vực quan trọng hoặc ngăn các công ty nước ngoài khỏi sự thu mua chính phủ bằng sức mạnh quân sự. Trong hoàn cảnh này, chúng tôi đang nâng cấp kho vũ khí ngoại giao của Mỹ cùng chính nhận thức của chúng ta về các lợi ích Mỹ.

Trong tiến trình này, chúng tôi ngày càng tốt hơn trong việc đề cập đến các giải pháp thị trường nhằm giải quyết các vấn đề chiến lược, kết hợp với lĩnh vực tư nhân để đạt các mục tiêu chung, và đặt ra luật đi đường cho nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi nhận thức rõ rằng nhiều vấn đề mà chúng ta, về truyền thống, vẫn mô tả như là các mục tiêu an ninh đầu tiên - từ sự thành công của những chuyển giao dân chủ ở Trung Đông tới những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - đang xoay quanh các bản lề (dimension) kinh tế quan trọng.

Mục tiêu thứ hai của chúng tôi là dùng "lính trên chiến địa" của Bộ Ngoại giao trên khắp thế giới để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ. Chúng tôi nhận ra rằng, sức mạnh kinh tế nội địa chúng ta sẽ quyết định khả năng phóng chiếu sức mạnh của chúng ta trong tương lai, và chúng tôi tin chính sách ngoại giao Mỹ có thể và cần là một sức mạnh cho sự phục hồi kinh tế ở nước nhà. Từ ba thỏa thuận thương mại tự do tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, chính quyền này phải tận tâm với một chính sách ngoại giao mà sẽ điều khiển sự phục hồi kinh tế ở trong nước. Nhận thấy rằng không có thứ gọi là sự phục hồi kinh tế trong nước đơn thuần, chúng tôi đã đưa các đại sứ quán và lãnh sự quán vào các cương lĩnh cho Sáng kiến Xuất khẩu quốc gia của Tổng thống và những xu thế đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Mỹ.

Các sĩ quan về kinh tế và thương mại đang đấu tranh nhằm mang lại cho các công ty Mỹ một cơ hội công bằng để cạnh tranh ở các thị trường trên toàn thế giới.

Trong nhiệm vụ này, chúng tôi tập trung vào cả các cơ hội lẫn các mối đe dọa. Chúng ta không thể trông đợi các công ty Mỹ cạnh tranh bằng chính sức lực của mình khi các chính phủ ăn cắp chất xám như là một vấn đề chính sách quốc gia, những đối thủ  cạnh tranh thuộc sở hữu của nhà nước và "vô địch quốc gia" hưởng trợ cấp tài chính, và tất cả các ngành bị cấm xuất khẩu và đầu tư. Những người nam và người nữ làm việc tại các đại sứ quán của chúng ta hiểu rằng những mập mờ mang tính hệ thống này không chỉ là các vấn đề về kinh doanh mà còn là vấn đề về kinh tế và chính trị.

Tôi đồng ý với Zoellick rằng chúng ta có rất nhiều việc nữa phải làm nhằm đưa kinh tế vào chính trị. Ở trong nước, chúng ta đang thay đổi cách thức chúng ta kinh doanh - các ưu tiên của chúng ta, các công cụ của chúng ta, các lợi ích của chúng ta, và thậm chí cách thức chúng ta tuyển dụng, đào tạo và thúc đẩy các Sĩ quan Phục vụ Ngoại giao - để đảm bảo khả năng của chúng ta về Nghệ thuật Quản trị Kinh tế chỉ có lớn mạnh trong những năm tới.

Tôi cũng nhất trí với Zoellick rằng chúng ta có nhiều điều học hỏi từ lịch sử. Khi các nhà độc tài sụp đổ trong Mùa xuân Ảrập, chúng ta hướng về cảm hứng cho các chính sách ngoại giao đã tỏ ra hiệu quả sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, khi chúng ta cần khuyến khích các doanh nhân bình thường ở Trung và Đông Âu. Ở Trung Đông, chúng ta đang thực hiện các quỹ doanh nghiệp, mở rộng tín dụng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và thiết lập các chương trình như cơ sở kinh doanh của Tập đoàn Đầu tư tư nhân hải ngoại ở Tunisia nhằm hỗ trợ sự đổi mới và đầu tư. Chúng ta đưa các doanh nghiệp Mỹ tới khu vực - gần đây nhất là hồi tháng 9, khi Bộ Ngoại giao dẫn đầu đoàn doanh nhân Mỹ đông chưa từng có tới Ai Cập để bàn bạc về việc làm, đầu tư và những cải cách mà cả hai bên yêu cầu. Và chúng ta thúc đẩy sự tham gia rộng rãi với các ngân hàng phát triển đa phương, điều mà tôi chắc chắn ông Zoellick ủng hộ.

Zoellick đã bắt đầu và kết thúc bài viết của ông bằng cách bày tỏ quan ngại về việc Mỹ đang sắp xếp các hoạt động của mình chỉ về mặt kinh tế. Tôi sẽ trả lời: Chúng tôi nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc nắm rõ và khai thác các sức mạnh kinh tế toàn cầu để hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế Mỹ, và thúc đẩy các lợi ích quốc gia của chúng ta trên trường quốc tế vốn ngày càng cạnh tranh, và chúng tôi công nhận rằng phản ứng của chúng tôi phải thể hiện các sức mạnh vốn có của chúng ta.

Zoellick đưa ra một bài học tuyệt vời về nguồn gốc kinh tế chính trị của Mỹ, từ Đảng Trà Boston thông qua Chiến tranh Lạnh. Nhưng ông có thể tăng cường sức mạnh cho thông điệp của mình về sự giao thoa giữa kinh tế và ngoại giao bằng cách chú ý một cách cân bằng tới những phát triển ngoạn mục đang diễn ra ở Bộ Ngoại giao ngày nay. Tôi cảm ơn Zoellick vì đã đề cao vấn đề như thế, nhưng mọi người cũng phải thừa nhận điều đó.

 


Tác giả: Sam Nguyễn theo Foreign Policy
Nguồn: Tuần Việt Nam

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te