TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Tranh chấp lãnh thổ “nóng” tại Manila

Thay vì chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình đối với các bên tranh chấp tại Biển Đông, ngày 5/10, Trung Quốc đã đề nghị lập một Quỹ 3 tỷ Nhân dân tệ (474,36 tỷ USD) hợp tác hàng hải với các nước ASEAN.

Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với 2 quần đảo Trường Sa, Hoaàng Sa ở Biển Đông

Trung Quốc đề nghị lập Quỹ hợp tác hàng hải 463 triệu USD với ASEAN

AP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho biết Bắc Kinh ngày 5/10 đã đưa ra đề nghị về quỹ hợp tác hàng hải với các nước ASEAN tại phiên khai mạc Diễn đàn Hàng hải ASEAN Mở rộng (EAMF).

Bắc Kinh cũng đề nghị đóng góp 3 tỷ Nhân dân tệ (474,36 tỷ USD) cho Quỹ này.

Tại cuộc họp báo bên lề diễn đàn, ông Phạm Quang Vinh cho hay Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đang thảo luận về các hoạt động có thể để cấp tiền cho quỹ này. ASEAN và Trung Quốc hợp tác trong các vấn đề hàng hải, trong đó có an toàn hàng hải, hệ sinh thái và tìm kiếm cứu hộ.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, một trong những thách thức đang được thảo luận tại EAMF là “vấn đề tranh chấp lãnh thổ” và các bên đã thảo luận làm thế nào để có thể kiềm chế vấn đề này và làm thế nào để đảm bảo một môi trường hoà bình, ổn định, an ninh hàng hải để tăng cường các hoạt động hợp tác giữa các nước.

EAMF là một sáng kiến của Nhật Bản, được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Bali, Indonesia, hồi năm ngoái. Ý tưởng này được Philippines ủng hộ đầu tiên và sau đó đều được tất cả các thành viên của hội nghị tán thành. Sáng kiến nhằm cho phép Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ cùng các đối tác đối thoại khác của ASEAN tham gia Diễn đàn Hàng hải ASEAN.

EAMF được khai mạc sau khi Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF) bế mạc sau 3 ngày diễn ra từ 3/10 - 5/10. Được biết, hôm 4/10, tại Diễn đàn Hàng hải ASEAN, Philippines đã đề xuất hệ thống chia sẻ thông tin trên biển để nâng cao khả năng hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực trước những tình huống bất ngờ trên biển.

Đề cao UNCLOS và luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho hay, vấn đề tranh chấp lãnh thổ được các bên tham gia nhấn mạnh và coi đó là một trong những thách thức. Đồng thời, EAMF cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và luật pháp quốc tế để giải quyết vấn đề này.

Trong khi đó, trong một thuyết trình tại EAMF, Cố vấn pháp lý cao cấp Richard Rowe của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết UNCLOS “có thể góp phần vào việc duy trì và tăng cường hoà bình, ổn đinh và gia tăng sự thịnh vượng ở Biển Đông”.

Theo ông Rower, “những biện pháp này bao gồm việc thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC), cung cấp những quy tắc nền tảng cho hành vi của các nước trong khu vực”.

Trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koji Tsuruoka - nước đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc nhấn mạnh: “Luật pháp quốc tế là cơ sở không thể thiếu cho bất kỳ bên liên quan nào để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ một cách hoà bình” và các nước nên làm rõ yêu cầu của mình dựa trên các quy tắc mà Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định.

Linh Phương (Theo AP, GMA News, Petrotimes)

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te