TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Mỹ dùng lại căn cứ hải quân ở Philippines?

Truyền thông Philippines hôm 9/10 dẫn lời chính phủ nước này nhận định một căn cứ hải quân cũ của Mỹ bên bờ Biển Đông có thể sẽ đóng vai trò quan trọng với hải quân Mỹ khi Washington tăng cường sự hiện diện ở Châu Á – Thái Bình Dương.
 

Theo báo Philippines Inquirer, căn cứ hải quân vịnh Subic cách thủ đô Manila 80km về phía đông bắc từng là một trong những cơ sở hải ngoại lớn nhất của quân đội Mỹ đã bị đóng cửa và chuyển thành cảng biển tự do cùng khu du lịch từ năm 1992.

Theo một quan chức cấp cao Philippines, với kế hoạch triển khai hạm đội tới Thái Bình Dương đến năm 2020 trong chiến lược hướng về châu Á, Mỹ sẽ cần tăng cường số lượng và đào sâu thêm cảng biển phục vụ mục đích neo đậu của tàu ngầm và các loại tàu khác.

 
Mỹ dùng lại căn cứ hải quân ở Philippines?
Một tàu khu trục của Mỹ xuất hiện trên vịnh Subic

“Dựa trên những tuyên bố chính thức của Washington có thể thấy Mỹ đang thi hành chiến lược tái cân bằng lực lượng bằng việc điều thêm tàu bè và máy bay tới Tây Thái Bình Dương”, ông Ediberto Adan – người đứng đầu Ủy ban chính phủ về giám sát hiệp ước tàu bè thăm viếng Philippines nói.

"Mỹ không có nhiều căn cứ đủ khả năng phục vụ tàu hải quân cũng như binh sĩ nước này ở châu Á và cảng Subic là một trong số đó.

Do vậy, khi Washington bắt đầu triển khai lực lượng tới khu vực Thái Bình Dương, cảng Subic sẽ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng”, ông Ediberto Adan phát biểu trước báo giới nhân sự kiện tàu khu trục USS Bonhomme Richard của Mỹ tham gia đợt tập trận 10 ngày cùng lực lượng hải quân Philippines.

Cảng Subic cùng căn cứ không quân Clark là những cơ sở trọng yếu của quân đội Mỹ từ thời Chiến tranh Thế giới II.

Tuy nhiên, căn cứ Clark đã buộc phải đóng cửa do hư hại nặng sau trận núi lửa Pinatubo phun trào vào năm 1991.

Đến năm 1992, cảng Subic – nằm ở thị trấn Olangapo, phía bắc thủ đô Manila và hướng ra Biển Đông cũng bị đóng cửa sau phong trào biểu tình kêu gọi lính Mỹ rời Philippines. 

Tháng 11/1992, con tàu cuối cùng của Mỹ rời khỏi cảng Subic.

Sau 7 năm (1999), chính phủ Philippines lại ký với Washington một thỏa thuận cho phép lực lượng Mỹ tới vịnh Subic để tham gia các cuộc tập trận chung thường niên giữa hải quân 2 nước.

 
Mỹ dùng lại căn cứ hải quân ở Philippines?
 Hình ảnh lính Mỹ tham gia một cuộc diễn tập quân sự cùng hải quân Philippines 

Cũng theo quan chức Philippines, trên cơ sở hiệp ước quốc phòng chung giữa 2 bên, Mỹ tuyên bố sẽ đứng về phía Philippines trong mọi trường hợp đồng minh bị đe dọa tấn công. 

Tuy nhiên, ông Adan nói tuyên bố này không trực tiếp nhằm vào Trung Quốc mặc dù quan hệ Bắc Kinh - Manila cũng đang căng thẳng vì tranh chấp xoay quanh bãi đá Scarborough/ Hoàng Nham, theo nguồn tin từ Philippines.

 

ÔngAdan cho rằng việc Mỹ tăng cường sự hiện diện ở Philippines còn có thể giúp "bảo vệ những vùng biển xung quanh".

“Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi (gồm cả Mỹ) cũng là điều mong muốn của các quốc gia khác trong khu vực là vấn đề tự do hàng hải, đảm bảo hoạt động thương mại và đi lại của tàu thuyền diễn ra dễ dàng và không gặp bất cứ trở ngại nào”, ông Adan nói.

Hạ Giang
Theo VTC


 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te