Theo một số nguồn tin báo chí, quân đội Nga đã lên kế hoạch sẽ trang bị hàng loạt một loại tăng chiến trường chủ lực mới hiện đại và nhiều tính năng hơn các biến thể tăng đã từng được sản xuất và sử dụng.
Theo một số nguồn tin báo chí, quân đội Nga đã lên kế hoạch sẽ trang bị hàng loạt một loại tăng chiến trường chủ lực mới hiện đại và nhiều tính năng hơn các biến thể tăng đã từng được sản xuất và sử dụng.
Báo chí phương Tây cho rằng kế hoạch này đã được Nga bắt đầu thực hiện trên thực tế. Không chỉ có xe tăng chủ lực, Lục quân Nga có thể sẽ được trang bị các xe chiến đấu chở bộ binh bọc thép hiện đại cùng nhiều hệ thống chiến đấu khác cho lực lượng bộ binh.
Theo đồn đoán của giới truyền thông, xe tăng chủ lực của Lục quân Nga trong tương lai có thể sẽ dựa trên thiết kế của tăng Armata – một phiên bản mẫu dự định sẽ được thử nghiệm vào năm sau tức 2013 (trước 10 tháng so với kế hoạch).
Siêu tăng T-99 sẽ vào biên chế của Lục quân Nga trước năm 2015 |
Trước đó, Thứ trưởng quốc phòng thứ nhất quân đội Nga – ông Alexander Sukhorukov nói rằng một mẫu tăng mới đang được nghiên cứu tại Uralvagonzavod, Omsk. Nhiều khả năng đây sẽ là mẫu tăng T-99.
Về phiên bản tăng T-99, theo các tin tức công khai, T-99 "Armata" là một hệ thống kéo hạng nặng thế hệ thứ tư của Nga, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong khoảng năm 2015.
Nhìn vào yêu cầu mới của quân đội Nga, T-99 "Armata" sẽ phải thực hiện được nhiều chức năng khác nhau nhưng theo kế hoạch thì nó sẽ được ghép với các tháp pháo để trở thành xe tăng chủ lực, ngoài ra nó cũng có thể ghép với các khối chức năng khác để trở thành xe bọc thép chở quân hạng nặng, các loại xe công binh, các loại xe hỗ trợ tác chiến, các loại tăng hỗ trợ chiến đấu hay thậm chí trở thành các loại pháo tự hành hoặc các loại khác.
Việc mà các hệ thống kéo trước đây không thể làm được hoặc rất hạn chế và tất cả các mẫu khi ghép với nhau đều sẽ có tên T-99. Việc thống nhất hệ thống kéo giữa các dòng cơ giới khác nhau này được thực hiện để đem lại hiệu quả về kinh tế, quân sự và cải thiện độ cơ động.
T-99 "Armata" |
Cái tên "Armata" bắt nguồn từ chữ "arma" trong tiếng La Tinh và đó cũng là một từ tiếng Nga cổ mang nghĩa là "súng". Nhiều khi, cái tên này được các báo chí và cơ quan truyền thông ghi nhầm thành "Armada".
Báo chí phương Tây bình luận rằng, việc Nga chế tạo tăng chiến tường chủ lực kiểu mới không phải nhằm chống lại NATO mà thực tế là để trang bị cho các đơn vị đóng ở các khu vực biên giới tiếp giáp với các quốc gia đạo Hồi, đáng chú ý hơn cả là khu vực biên giới giáp Trung Quốc ở phía Đông bởi Trung Quốc có thể là đối thủ tiềm tàng của Nga tại khu vực này trong tương lai không xa.
Lê Phương (theo Defense)
(theo báo Giáo Dục Việt Nam)