TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Mỹ tính thêm máy bay ném bom ở Thái Bình Dương

Lầu Năm Góc đang cân nhắc bổ sung các loại máy bay ném bom và tàu ngầm tấn công ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm đối phó với các thách thức an ninh gia tăng tại vùng biển này, "kiềm chế hoạt động của Trung Quốc".

 

 

Bien Dong Viet Nam
Máy bay ném bom và tàu sân bay của Mỹ ở khu vực đảo Guam - Ảnh: Wired

Reuters dẫn lời Robert Scher - phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ - hôm qua 2-8 cho hay họ sẽ xem xét lại việc bổ sung lực lượng và khí tài tới căn cứ chiến lược tại đảo Guam phía tây Thái Bình Dương - nơi tập trung đội máy bay ném bom B-52 và các loại chiến hạm tối tân của Mỹ.

Đây được coi là quan điểm chuyển trọng tâm quân sự, ngoại giao, kinh tế của Mỹ về khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau một thập kỷ tập trung cho các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq.

Ông Scher cho hay Bộ Quốc phòng Mỹ có tham khảo một bản đánh giá độc lập về cách thức bố trí quân sự do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tiến hành theo yêu cầu của Quốc hội.

Theo bản đánh giá này, Mỹ cần bổ sung khí tài ở Guam để kiềm chế hoạt động của Trung Quốc vì Mỹ và các đồng minh, đối tác đang đối mặt với vấn đề liệu sức mạnh và ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc sẽ tác động thế nào đối với trật tự và sự ổn định trong khu vực những năm tới.

CSIS đưa ra phương án tái bố trí vĩnh viễn đội máy bay ném bom B-52 tập trung ở Guam, thay vì phân bố luân phiên ở các căn cứ trên toàn nước Mỹ, bổ sung một hoặc nhiều tàu ngầm tấn công để thể hiện sức mạnh của Mỹ. Hiện tại căn cứ Andersen trên đảo Guam, các máy bay B-52 đang trực luân phiên và mới hiện diện ba tàu ngầm tấn công.

Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta trước đó cũng đưa ra kế hoạch tái cấu trúc lực lượng hải quân Mỹ giữa vùng biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương từ con số 50-50 lên 60-40.

Báo cáo của CSIS cho rằng việc tập trung cho khu vực Thái Bình Dương sẽ không chỉ kìm hãm sự hung hăng của Trung Quốc mà còn tiết giảm khả năng gây hấn của CHDCND Triều Tiên. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tiếp tục khai thác các cơ hội hợp tác với đồng minh Philippines để triển khai lực lượng.

Một nghiên cứu khác của Quỹ Heritage cho rằng sự cắt giảm ngân sách quân sự của Tổng thống Obama đã khiến Trung Quốc trở nên hung hăng hơn.

Ngân sách quốc phòng hằng năm của Mỹ xuống đến mức thấp nhất trong các dự toán chi tiêu của ngân sách liên bang, chỉ 487 tỉ USD/năm trong vòng 10 năm. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố ngân sách quốc phòng mới sẽ đạt xấp xỉ 106 tỉ USD trong năm nay, tăng 11,2% so với năm 2011, khiến chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc lớn hơn tất cả ngân sách quốc phòng của các nước châu Á cộng lại.

Ngân sách của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng đạt 180 tỉ USD, bằng 33% chi phí quốc phòng của Mỹ hằng năm trước đây.

Giảm ngân sách cũng đồng nghĩa với cắt giảm nhân sự như lục quân Mỹ sẽ phải cắt giảm 13% (72.000 binh sĩ), hải quân 10% (20.000 binh sĩ), bỏ các đội huấn luyện và chiến đấu, chậm đổi mới trang thiết bị…

“Đề nghị chi tiêu quốc phòng của ông Obama cũng như luật kiểm soát ngân sách 2011 đã làm giảm hoạt động của các lực lượng quân sự đến mức họ sẽ không còn đủ khả năng bảo vệ các quyền lợi của nước Mỹ và cam kết an ninh của Mỹ trên toàn cầu”, chuyên gia Baker Spring của Quỹ Heritage bình luận.

PHAN ANH (Theo Reuters) // Tuổi Trẻ

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te