Những ý kiến trái chiều đối với chiến lược xoay trục sang Thái Bình Dương cho rằng đó là một chính sách không cần thiết và có thể phản tác dụng. Tuy nhiên, trước sự tranh chấp giữa các bên trên Biển Đông nhiều nhà phân tích Mỹ đã kêu gọi thái độ kiềm chế của Mỹ để duy trì một sức mạnh tại Thái Bình Dương.
Quản lý chính sách đối với Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc là một nhiệm vụ quan trọng của chính quyền Tổng thống Obama. Tuy nhiên, đã có những điều tiếng ban đầu sau khi Mỹ công khai chiến lược xoay trục hướng sang châu Á-Thái Bình Dương hồi năm ngoái. Những ý kiến trái chiều cho rằng đó là chính sách không cần thiết và có thể phản tác dụng.
Theo tác giả của bài viết, cả hai đều là những nhà phân tích nổi tiếng trong vấn đề chính sách luật và ngoại giao, các mục tiêu của chính sách đối ngoại nói trên có thể tiếp tục triển khai mà không cần phải khoa trương. Cam kết cung cấp nguồn lực quốc phòng mới, hiện đại cho khu vực này đã có chút ít thay đổi khi xen vào một kích thích tâm lý lớn trong mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc khiến gia tăng chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và chiến dịch của quân đội Trung Quốc với một ngân sách lớn hơn.
Chính sách trên cũng cho thấy sự trợ giúp một cách hạn chế mà nước Mỹ đang mong đợi từ các đồng minh và trao cho phe bảo thủ một cái cớ để gia tăng mạnh tay hơn cho chi tiêu quốc phòng.
Quan trọng hơn, chính sách xoay trục sẽ ít ảnh hưởng đến sự thay đổi của lực lượng cơ bản trong khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ công nhận rằng những lời lẽ trong chính sách trên nhấn mạnh đến mối quan tâm đối với đồng minh ở châu Âu và Trung Đông, sau đó chuyển sang thuật ngữ ít giá trị hơn như "tái cân bằng." Trong cuộc gặp gần đây với Tổng thống Philippine Benigno Aquino, Tổng thống Obama đã lờ đi ngôn từ ngoại giao và nhắc lại rằng chính quyền của ông đã thực hiện các chính sách "quay trục" sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhiều người đã băn khoăn trước câu hỏi liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể trở thành trung tâm chiến lược của Mỹ? Obama nhận chức Tổng thống khi trung tâm tăng trưởng kinh tế đã chuyển đến khu vực này. Suy thoái kinh tế đã làm suy yếu nền kinh tế phương Tây và Trung Quốc đã trở thành một động lực quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế thế giới, ngay cả khi có những nghi ngờ lớn về khả năng của chính nước này để duy trì sự tăng trưởng như vậy.
Với mục tiêu nhằm vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Washington cũng cảm thấy sự cần thiết phải chứng minh chính sách đối ngoại năng động của mình và đã chuyển sang một giai đoạn mới đối với hai cuộc chiến tranh thảm khốc tại Afghanistan và Iraq. Mỹ đã tăng cường cam kết đối với khu vực Đông Á, tăng cường ngoại giao, tham gia vào các diễn đàn khu vực và báo hiệu ý định của mình để củng cố sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực này.
Ảnh minh họa |
Mặc dù ban đầu thuật ngữ "hướng trục" cũng đã thu hút được nhiều sự chú ý tại Mỹ và ở châu Á, tác động của nền kinh tế yếu kém của Mỹ đối với châu Á không thể được bù đắp bởi lực lượng quân đội tại Australia. Những nỗ lực để làm giảm ý nghĩ rằng chính sách trục nhằm vào Trung Quốc đã không mang lại hiệu quả trong khi Trung Quốc vẫn còn bị ám ảnh bởi sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ.
Cho dù thuật ngữ sử dụng là "xoay trục" hoặc "tái cân bằng" thì việc gia tăng mức độ quan tâm của chính quyền Obama về khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á hiện nay đang được thể hiện một cách toàn diện; Washington đã gửi các quan chức hàng đầu tham dự các diễn đàn khu vực như APEC, EAS, TPP và ASEAN để ca ngợi nỗ lực của Mỹ đối với sự hợp tác đa phương trong khu vực. Lời hứa hẹn của việc triển khai mở rộng và hợp tác quốc phòng đã nhận được sự quan tâm lớn nhất.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tuyên bố rằng Hải quân Mỹ sẽ điều nhiều tàu chiến đến Thái Bình Dương hơn Đại Tây Dương. Rõ hơn là Mỹ đã triển khai 500 lính thủy đánh bộ đến Darwin (và cam kết sẽ gửi hơn 2.000 quân nữa đến đây). Hoa Kỳ đã có những động thái hợp tác chặt chẽ hơn với quân đội Việt Nam và Philipine, hai nước có tranh chấp với Trung Quốc về lợi ích tại Biển Đông. Để thể hiện sự quan tâm đến lợi ích của đồng minh, Washington đã nỗ lực giảm căng thẳng với Nhật Bản về việc triển khai quân tại Okinawa bằng cách nhất trí thu hồi 9.000 lính thủy quân lục chiến. Hơn nữa, chính quyền Obama khẳng định sẽ không để cho chi tiêu quốc phòng của Mỹ tại khu vực này bị ảnh hưởng trong khi vẫn tiến hành cắt giảm chi tiêu chung. Nhưng điều này sẽ khó thực hiện hơn việc rút bớt lực lượng quân Mỹ đồn trú trên mặt đất.
Việc cần thiết để gắn kết giữa chúng tôi với với châu Á đổi mới là sự củng cố vị trí kinh tế trong khu vực mà hiện nay đang là một cuộc chiến khó khăn và chủ yếu là nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ Mỹ. Những phát triển quan trọng đã xảy ra gần đây khi tiến hành thắt chặt quan hệ kinh tế châu Á với chính quyền Obama. Đó là, Hoa Kỳ đã phê chuẩn một thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc. Nhật Bản đã đồng ý bắt đầu đàm phán như một thành viên trong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một khu vực tự do thương mại đa phương. Tuy nhiên, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất và quan trọng nhất để các đồng minh Đông Á của chúng tôi, bao gồm cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Các mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia ở xung quanh Trung Quốc tiếp tục mở rộng, họ đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong các nền kinh tế và yếu tố thống nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong một chuyến đi gần đây tới châu Á, Ngoại trưởng Clinton đã công nhận sự thiếu tập trung vào các khía cạnh kinh tế của khu vực và bà đã cố gắng để làm nổi bật tầm quan trọng vai trò kinh tế của Mỹ trong khu vực. Những lời lẽ hùng biện của Ngoại trưởng Clinton trong chuyến thăm dường như không đủ sức thuyết phục.
* Các câu hỏi hóc búa của Trung Quốc
Sự ảnh hưởng tương đối từ suy giảm kinh tế của Mỹ đã dẫn đến việc người Trung Quốc tin rằng Oasinhtơn đang cố gắng để làm suy yếu các chính sách khu vực của Bắc Kinh để bù đắp sự suy thoái kinh tế của riêng mình. Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, tất nhiên, sẽ tiếp tục căng thẳng bởi những mâu thuẫn của mối quan hệ kinh tế dưới bất kỳ phương pháp tiếp cận chiến lược nào. Tranh chấp về chính sách tiền tệ và những vi phạm khác của Trung Quốc sẽ vẫn cản trở các mối quan hệ. Trong khi họ có thể chế ngự nhưng họ sẽ không chịu giải quyết sớm. Để tình hình trở nên sáng sủa hơn hoặc xấu hơn, chúng ta dường như có thể sống với những mâu thuẫn này. Chính trị trong nước có thể thay đổi điều đó. Mặt khác, điểm yếu kinh tế nghiêm trọng của Trung Quốc sẽ gây thiệt hại cho Hoa Kỳ và châu Á, tạo ra phản ứng bất hòa và quyền lợi dân tộc.
Nhiều người cho rằng điều quan trọng là phải làm cho Trung Quốc nhận ra rằng Hoa Kỳ sẽ đối đầu với hành vi sai trái của Trung Quốc, do đó, Bắc Kinh hiểu rằng việc gia tăng sức mạnh quân sự là phù hợp và sự có mặt của Mỹ tại khu vực này nên được duy trì. Chính vì vậy, việc tìm ra sự cân bằng giữa sự quyết đoán trong khi đối mặt với một Trung Quốc đang phát triển mạnh sẽ không dễ dàng gì. Chúng tôi và nhiều người khác tin rằng sự hiện diện của chúng tôi và sự ảnh hưởng trong khu vực có thể được duy trì mà không cần phải hạ mình trước Trung Quốc. Công khai tình tiết xấu Bắc Kinh không làm lu mờ sự ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực
Hôm nay, chính sách trục quay trong thực tế, rõ ràng nhắm vào Trung Quốc, và những hệ lụy của nó không phải chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Nó sẽ khuyến khích sự phát triển quân sự của Trung Quốc và gia tăng sức mạnh dân tộc.
Tăng cường triển khai quân sự không phải là thỏa thuận tương thích với các vấn đề liên minh. Đồng minh của Mỹ muốn chúng tôi gắn kết một cách chắc chắn đối với lực lượng quân sự của họ ngay cả khi họ tập trung vào việc duy trì một mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với Trung Quốc. Oasinhtơn vẫn duy trì sư gắn kết chặt chẽ với liên minh Nhật Bản và Hàn Quốc và đã nỗ lực để duy trì sự cung cấp ổn định của mối quan hệ ba bên. Liệu các đồng minh giàu có đó có phải chi trả nhiều hơn cho quốc phòng của họ hay không? Thật vậy, những người theo đuổi chính sách "xoay trục" dường như quyết tâm đổi mới theo cách mang lại nguồn tài nguyên nhiều hơn cho quốc phòng. Liệu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ ngân sách quốc phòng cho hai quốc gia giàu có trên trong khi chi tiêu quốc phòng của mình ngày càng bị thu nhỏ lại hay không?
Một khu vực năng động
Nguyên tắc cơ bản hơn là bản chất của quyền lực trong khu vực. Sự hiện diện của Mỹ và ảnh hưởng trong khu vực được hoanh nghênh nhưng không đủ để kích động các chính phủ giữ khoảng cách trước sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Không có gì được chuẩn bị để gây nguy hiểm cho sự kết nối của họ với Trung Quốc, và họ không muốn Hoa Kỳ làm như vậy. Họ có thể hoan nghênh sự ủng hộ của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông, nhưng thành lập hợp tác quân sự để tích cực tham gia vào các tranh chấp hàng hải thì quan điểm của Washington là không thay đổi tính năng động khu vực hoặc cung cấp một giải pháp sẵn sàng thay thế khả năng kinh tế của Trung Quốc.
Cùng thời điểm đó, quan hệ kinh tế Mỹ-Trung đều gắn kết mạnh mẽ với vị thế chính trị. Vấn đề này cũng thể hiện rõ thái độ đối với chính phủ Philippine và Việt Nam, xem Trung Quốc như một mối đe dọa cho chủ quyền của họ và một đối tác thương mại không thể thiếu, họ không muốn leo thang vấn đề hàng hải của họ và hy vọng Mỹ sẽ giúp giải quyết chúng. Nhưng vấn đề này là một trong những điểm khó, và Hoa Kỳ phải cẩn thận không nên hứa hẹn nhiều hơn những điều nước này có thể làm được. Các thỏa thuận tự do thương mại Hàn Quốc đã tăng cường vị trí của Mỹ trong khu vực Đông Bắc Á nhưng nó cũng không nghiêng về phía Hàn Quốc khi so với thị trường lớn hơn như Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản thậm chí bắt đầu các cuộc đàm phán về gia nhập hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ sẽ vẫn đóng vai trò chính ở Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ đóng vai trò trung tâm để quản lý rủi ro đối với các vấn đề Đông Á như CHDCND Triều Tiên và Đài Loan. Lực lượng của chúng tôi tiếp tục ngăn chặn phản ứng từ CHDCND Triều Tiên và cung cấp sự bảo vệ cho Đài Loan. Cả Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đều cho thấy họ ít quan tâm đến sự thay đổi theo hướng hiện tại của các sự kiện, bất cứ điều gì xác nhận về ai sẽ là người sở hữu các vùng biển này.
Điều không chắc chắn quan trọng nhất trong khu vực Đông Á liên quan đến những gì xảy ra trong đời sống chính trị của Trung Quốc và việc Bắc Kinh giải quyết như thế nào đối với những thách thức kinh tế đang gia tăng. Thay đổi luôn luôn có thể xuất hiện trước chúng ta, và chúng ta có khả năng gây ảnh hưởng đến những điều đó. Nhưng hãy cẩn thận với những gì bạn mong muốn. Một Trung Quốc yếu đi có thể gây tổn hại đến chúng tôi nhiều hơn so với một sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang phát triển. Không nói xấu đối với tầm quan trọng của các lực lượng của chúng tôi, chúng ta nên kiềm chế để duy trì một sức mạnh tại Thái Bình Dương./.
----------------
Tác giả: Mai Linh theo “The National Internet”
(Tuần Việt Nam)