TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Hàn Quốc ‘dằn mặt’ Trung Quốc

Hàn Quốc và Trung Quốc đang thống nhất về việc áp đặt một lệnh cấm vĩnh viễn đối với các chủ tàu thuyền đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng độc quyền kinh tế (EEZ) của nhau.
 

Các quan chức của Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản cho biết rằng hai nước đã nhất trí về các điều khoản chống lại các hoạt động bất hợp pháp trong một cuộc họp tuần trước.

Thỏa thuận này được đưa ra sau khi một ngư dân Trung Quốc bị bắn chết bởi một viên đạn cao su từ phía lực lượng tuần duyên Hàn Quốc (KCG) trong một cuộc truy quét việc đánh bắt cá bất hợp pháp tại Biển Tây hôm thứ Ba.

"Năm ngoái, hai nước đã quyết định sẽ cấm ngư dân đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia trong ba năm nếu họ gây khó khăn cho việc kiểm tra của KCG, đặc biệt nếu có các hành vi bao lực. Vào thời điểm đó, chúng tôi đã đồng ý áp dụng các quy định chi tiết trong năm nay", một quan chức của Bộ ở Hàn Quốc cho biết.

"Sau vụ việc này, chúng tôi quyết định áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như tước giấy phép đánh cá của họ vĩnh viễn", ông nói.

Một tàu Trung Quốc chạy trốn Cảnh sát biển Hàn Quốc sau một cuộc truy quét các hoạt động đánh cá bất hợp pháp. Con tàu triển khai tấm sắt và gai thép cố định để chặn không cho lực lượng tuần duyên tiếp cận

Hai nước sẽ thảo luận về các biện pháp tại một cuộc họp với đại diện tầng lớp lao động trong nửa đầu năm tới.

Theo một thỏa thuận giữa hai nước trong năm 2001, ngư dân Trung Quốc và Hàn Quốc có thể hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nhau nếu được cho phép từ các cơ quan có thẩm quyền của nước đó. Năm nay, 1.600 tàu thuyền từ mỗi nước đã được cấp giấy phép để bắt 62.000 tấn cá.

Tuy nhiên, cũng kể từ thỏa thuận năm 2001 này, có tới 4.628 tàu của Trung Quốc đã bị bắt giữ vì hoạt động bất hợp pháp, với số vụ vi phạm tăng lên hàng năm.

Hiện tại, KCG cũng đang xin lệnh bắt giữ 11 trong số 25 thuyền viên của hai tàu đánh cá đang bị giữ lại vì đánh bắt trái phép. Các thuyền viên này đã dùng vũ khí tấn công lực lượng tuần duyên để ngăn chặn việc kiểm tra.

"Các đoạn video ghi lại cho thấy họ đã sử dụng rìu, cưa và cào chống lại các sĩ quan cảnh sát. Chúng tôi cho các ngư dân xem đoạn video, sau đó họ mới thừa nhận đã sử  dụng bạo lực," một quan chức KCG cho biết sau khi thẩm vấn các ngư dân TQ tại trụ sở Cảnh sát biển miền Tây, tỉnh Mokpo.

Người phụ nữ khóc thảm thiết trong tang lễ của chồng cô, một sĩ quan cảnh sát biển

 

Anh đã bị các ngư dân Trung Quốc đánh chết hồi năm ngoái khi đang làm nhiệm vụ

"Thật tiếc là một ngư dân Trung Quốc đã chết trong cuộc truy quét. Nhưng chúng tôi sẽ hành động theo pháp luật đối với những người đe dọa tính mạng của sĩ quan cảnh sát KCG bằng cách sử dụng vũ khí", quan chức này nói.

Cuộc đụng độ giữa các ngư dân và lực lượng tuần duyên Hàn Quốc diễn ra vào khoảng 3 giờ 10 chiều hôm thứ Ba vừa qua. Một ngư dân 44 tuổi họ Trương đã trúng một viên đạn cao su, sau đó được đưa tới bệnh viện bằng trực thăng. Tuy nhiên, người này đã chết vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày.

KCG cho biết kể từ khi vụ việc xảy ra, vẫn còn rất nhiều tàu Trung Quốc bị phát hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, nơi có trung bình 20 đến 30 tàu thuyền luôn rình mò hoạt động bất hợp pháp. "Khoảng 100 tàu thuyền Trung Quốc đang hoạt động ở đó chỉ vượt ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi một chút. Họ có thể trở lại bất cứ lúc nào khi tàu tuần tra vắng mặt hoặc vào ban đêm", quan chức này nói.


Tổng hợp (Theo Korea Times/DNSGCT)

 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te