TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Tranh chấp Senkaku biến thành 'đại chiến PR' Trung - Nhật

Nhật Bản và Trung Quốc đang đẩy mạnh các chiến dịch ngoại giao và quảng bá toàn cầu với mục đích gia tăng áp lực lên các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảoSenkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Thời gian qua, các quốc gia quan sát vụ tranh chấp này thường chỉ lắng nghe các tuyên bố của Bắc Kinh rằng Nhật Bản "ăn cắp" các đảo nhỏ không có người của Trung Quốc, rằng Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với "vùng lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc" có tên gọi là Điếu Ngư.

Nhưng giờ đây, Nhật Bản cũng đang bắt đầu áp dụng đúng "trò chơi" này của Trung Quốc và làm thay đổicách nhìn của dư luận thế giới.

Chính quyền của Thủ tướng Yoshihiko Noda phải đối mặt với những phản ứng mạnh mẽcủa Trung Quốc khi đã mua 3 trong số các hòn đảo nhỏ từ một doanh nhân người Nhật vào tháng trước. Giờ đây, Nhật Bản đã sẵn sàng để đối đầu với những thách thức của Trung Quốc và cho rằng những cáo buộc của Bắc Kinh là không có căn cứ.

Về phía Trung Quốc, nước này đang sử dụng mặt trận truyền thông quốc gia và các phương tiện khác nhằm khẳng định dư luận thế giới rằng nước này hoàn toàn có khả năng áp đảo các nỗ lực của Nhật Bản trong việc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tranh chấp Senkaku biến thành 'đại chiến PR' Trung - Nhật

Một cuộc biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc hồi trung tuần tháng Chín vừa qua

"Chúng ta cần phải thúc đẩy vị thế nước Nhật trong cộng đồng quốc tế tại thời điểm khicái gọi là chiến tranh pháp lý hoặc một cái gì đó tương tự một cuộc chiến tranh truyền thông đang diễn ra", Ngoại trưởngNhật Bản Koichiro Genba gần đây đã nói với các phóng viên đưa tin.

Tuần trước, ngoại trưởng Nhật đã thể hiện những nỗ lực ngoại giao mới của mình trong cuộc thảo luận với vị đồng nhiệm người Mông Cổ Luvsanvandan Bold thể hiện quan điểm của Nhật Bản rằng các đảo nhỏ là một phần lãnh thổ không thể tranh cãi của nước này và không có tranh chấp chủ quyền nào tồn tại cả.

Để đáp ứng cho sự thay đổi chính sách của chính quyền ông Noda, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật đã soạn thảo một tài liệu có tên là “Ba sự thật liên quan đến quần đảo Senkaku” và chỉ đạo các cơ sở ngoại giao của Nhật trên toàn thế giới những tuyên bố ngắn gọn về vấn đề này tới các nước sở tại.

Tài liệu này chỉ ra rằng quần đảo Senkaku là một phần của lãnh thổ Nhật Bản kể cả ở trong lịch sử hay luật pháp quốc tế. Chính phủ Nhật gần đây đã mua lại các đảo nhỏ nằm trong quần đảo Senkaku nhằm mục đích duy trì sự bình yên, ổn định cho quần đảo này. Và bất cứ hành động bạo lực là không thể tha thứ trong mọi trường hợp.

Bộ ngoại giao Nhật Bản cũng tạo một chuyên mục đặc biệt trên website chính thức của mình để giúp cho việc tiếp cận thông tin có liên quan đến sự việc dễ dàng hơn bằng tiếng Nhật và cả tiếng Anh. Phần này bao gồm các câu hỏi thường gặp và một mẫu PowerPoint trình bày tóm tắt các tuyên bố của Nhật.

Thông qua những nỗ lực này, Chính phủ Nhật dự định chống lại các khẳng định của Trung Quốc rằng việc mua lại các hòn đảo là một thách thức nghiêm trọng đối với trật tự quốc tế sau chiến tranh và đổ lỗi cho các mối quan hệ giữa hai nước đang xấu đi là do phía Nhật Bản.

Bộ Ngoại giao cũng đề nghị tăng cường 600 triệu Yên vào năm tới cho các biện pháp cần thiết để duy trì lãnh thổ của Nhật. Một phần trong khoản tiền này sẽ được sử dụng trong các hiệu ứng truyền thông đại chúng do bộ này phụ trách.

Chính phủ trước đây đã phủ định các tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của các hòn đảo. Một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Nhật cho biết, suy nghĩ vào thời điểm đó là phản tác dụng trong việc bác bỏ các tuyên bố của Trung Quốc bởi vì làm như vậy sẽ có nguy cơ bị cho rằng thực sự tồn tại tranh chấp lãnh thổ.

Tranh chấp Senkaku biến thành 'đại chiến PR' Trung - Nhật

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên sẽ không tham dự cuộc họp quan trọng của Quỹ tiền tệ IMF do căng thẳng leo thang trong mối quan hệ Trung - Nhật

Nhưng điều đó đã thay đổi kể từ khi việc Chính phủ Nhật mua lại các hòn đảo này đã tạo ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc qua các hình thức như các cuộc biểu tình đường phố, sự gián đoạn của các doanh nghiệp Nhật Bản và các hoạt động hàng hải đang leo thang xung quanh các hòn đảo tranh chấp.

“Như chúng ta thấy Trung Quốc gần như lờ đi các cuộc biểu tình chống Nhật và liên tục chỉ trích Nhật Bản thông qua các phương tiện truyền thông trong nước. Chúng tôi nhận thấy là chúng tôi nên sớm sẵn sàng phòng thủ.” Một nguồn tin của chính phủ Nhật cho hay.

Tại một phiên họp của Liên Hợp Quốc ở New York vào cuối tháng trước, Thủ tướng Nhật Noda đã tìm cách để dành được sự hỗ trợ của quốc tế cho vị thế của Nhật Bản bằng cách đặt ra các bước đi hiếm thấy về các vấn đề lãnh thổ trong cuộc tranh luận chung. Không gọi tên Trung Quốc nhưng ông công khai chỉ trích việc gia tăng áp đặt ý chí của một quốc gia lên các nước khác thông qua vũ lực hoặc đe dọa.

Trong khi đó, Trung Quốc tạo ra một sự kiện như là một cuộc chiến tranh chớp nhoáng và công khai bằng cách tấn công vào những động thái của Nhật và khẳng định các tuyên bố của mình về chủ quyền các đảo nhỏ thông qua các buổi họp báo, các phương tiện truyền thông và tại các sự kiện ngoại giao.

Trong một bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã cáo buộc Nhật Bản chiếm đoạt các hòn đảo và vi phạm chủ quyền của Trung Quốc một cách thô thiển trong thời gian vừa qua.

Ông Dương Khiết Trì còn đưa ra luận điểm của Trung Quốc về vấn đề này khi ông có những buổi gặp song phương với các đồng nhiệm Hàn Quốc và Iran tại hội nghị của LHQ.

Cũng trong thời gian này, tờ tạp chí tiếng Anh China Daily của Trung Quốc cũng đăng một số quảng cáo bày tỏ quan điểm trên 3 tờ báo của Mỹ bao gồm tờ New York Times và tờ The Washington Post, trong đó khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có từ lâu đời của Trung Quốc và nước này có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo nói trên.

Đầu tháng này ở Pakistan, Đại sứ Trung Quốc đã cho đăng một tờ báo địa phương một hình ảnh đã từng được đưa lên tờ báo tiếng Anh Daily Times từ năm 1972 trong đó Trung Quốc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tới cả Mỹ và Nhật Bản và việc đòi lại các đảo của Okinawa là bất hợp pháp và không hợp lệ.

Bất chấp về các nỗ lực trong chiến dịch ngoại giao của Nhật Bản, các quan chức Nhật bắt đầu lo ngại về cường độ phủ sóng thông tin từ phía Nhật Bản trên quy mô toàn cầu. Có nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản rằng mức độ phủ sóng thông tin của Trung Quốc gấp nhiều lần so với Nhật Bản.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao đã phàn nàn về việc thiếu nguồn tài chính cho các biện pháp nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản tại thời điểm khi sự bế tắc về chính trị đang đe dọa ngăn chặn việc chi tiêu ngân sách.

"Tôi rất lo lắng về sự bổ sung rất cần thiết này đang bị ảnh hưởng bởi các khoản chi liên quan đến chính sách", quan chức này nói.

Phan Sương
Theo InfoNet

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te