Biển Đông có eo biển Malacca, là nơi đường vận tải biển đông thứ 2 thế giới đi qua. Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc đáp ứng nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, trong đó dòng cung cấp tới khu vực này bao gồm dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng, than đá và quặng sắt.
Với những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quân đội một số nước đã bắt đầu quá trình hiện đại hóa quân sự, gồm Trung Quốc, Philippines và Malaysia. Nói chung, 6 bên yêu sách chủ quyền ở Biển Đông: Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Việt Nam, Đài Loan và Brunei, một phần hoặc toàn bộ khu vực.
Để có ý niệm về lợi ích của các quốc gia ở khu vực này, một tính toán của cơ quan thông tin năng lượng Mỹ năm 2006 cho thấy Biển Đông có trữ lượng 26,7 triệu thùng dầu (tương đương với Oman, Quatar, Syria và Yemen cộng lại) và trữ lượng khí tự nhiên khoẳng 7,9 nghìn tỷ khối (tương đương với Ả rập Saudi hoặc Mỹ).
Do giá trị đáng kể của dầu và khí, khả năng căng thẳng ở khu vực này đặc biệt cao, và do đó, khả năng về một cuộc đối đầu về lãnh thổ ở Biển Đông là không thể coi thường.
Với quan hệ thương mại, đầu tư lớn giữa EU và Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như triển vọng to lớn trong việc tăng cường quan hệ kinh tế, EU có lợi ích lớn trong vấn đề an ninh ở Đông Á.
Hiện tại, Đông Á là khu vực của bất ổn với rất nhiều căn nguyên từ việc các quốc gia tăng cường trang bị vũ khí quân sự, và bất đồng gia tăng giữa Trung Quốc và Đài Loan, và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Tính toán lợi ích kinh tế của EU ở khu vực này như sau: 18,1% xuất khẩu của EU là tới Đông Á, trong khi toàn châu Á là 21,4%. EU nhập khẩu 30,1% hàng hóa từ Đông Á trong tổng số 34,3% từ châu Á. Không khó để nhận thấy sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại giữa EU và Đông Á đã tạo cơ hội hớn, nhưng cũng rủi ro cao. Do đó, một trong những mục tiêu an ninh trong chính sách đối ngoại của EU là thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Đông Á.
Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa quan đội nhằm tăng ảnh hưởng ở khu vực. Không có gì bí mật việc Trung Quốc đang xây dựng năng lực để đối trọng với sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Với vị trí chiến lược của Nhật và Hàn Quốc tại khu vực, bất kì xung đột hay bất ổn ở Đông Á sẽ gây quan ngại lớn. Tuy nhiên, mối quan ngại của EU chủ yếu liên quan đến lợi ích kinh tế tại khu vực và bản sắc của EU với tư cách là một cường quốc chuẩn mực. Bất chấp những nỗ lực thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Đông Á, khả năng EU can thiệp vào vấn đề an ninh vẫn là nghi vẫn khi mà khối này thiếu năng lực để triển khai. Bất chấp điều này, sự đối đầu ở Đông Á sẽ ảnh hưởng lớn tới EU bởi lợi ích của 27 nước ở khu vực, với 18,1% xuất khẩu và 30,1% nhập khẩu.
Mặc dù EU không có vẻ gì sẽ lãnh đạo một cuộc tập trận chung ở Tây TBD, an ninh khu vực vẫn đặc biệt quan trọng với kinh tế EU và thế giới nói chung. Do đó, một khi xung đột xảy ra ở Biển Đông, rất có thể các quốc gia EU sẽ hành động đơn lẻ để duy trì luật pháp và trật tự, hoặc để đảm bảo an toàn hàng hải nhằm bảo vệ lợi ích thương mại ở khu vực này. Đồng thời, với tư cách toàn khối, EU có thể can dự thông qua NATO. Dù sao, cả Anh và Pháp vẫn có thể hành động riêng nếu đó thuộc về lợi ích của họ. Cả Anh và Pháp đều có lực lượng hải quân mạnh, bao gồm cả khả năng hai nước triển khai tàu sân bay.
Trong xung đột Biển Đông, Nhật Bản có thể tham gia trực tiếp khi mà 70% tàu chở dầu của Nhật qua khu vực này. Một cuộc đụng độ có thể buộc các tàu chở dầu của Nhật phải đi đường vòng để tránh bằng cách vòng xung quanh Indonesia qua TBD. Tuy nhiên, phương án này vừa đắt đỏ và tốn nhân công.
Hơn nữa, hai phần ba khí tự nhiên của Hàn Quốc được vận chuyển qua Biển Đông.
Từ lợi ích kinh tế của EU ở Đông Á, an ninh hàng hải đặc biệt quan trọng.
Hiện nay, năng lực quân sự của EU bao gồm 13 nhóm tấn công, là các đơn vị phản ứng nhanh với 1,500 quân mỗi nhóm. Các quốc gia EU thay phiên chịu trách nhiệm chỉ huy các nhóm này, mà 2 trong số đó luôn ở tình trạng sẵn sang từ năm 2007.
Tuy nhiên, lực lượng này chưa bao giờ được triển khai và sẽ khó để nói khủng hoảng nợ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng nghiên cứu và phát triển của EU trong lĩnh vực quân sự.
Trong bối cảnh cắt giảm ngân sách và tập trung vào các vấn đề nội tại, EU có vẻ sẽ tiếp tục đứng trên vai của Mỹ trong việc duy trì nguyên trạng ở khu vực tây TBD.
Hơn nữa, cần nói thêm rằng mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định của EU, Nhật và Hàn Quốc ở Đông Á khác với quan điểm về hòa bình và ổn định của Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc tạo dựng nguyên trạng là tầm nhìn chung trong chính sách đối ngoại liên quan đến an ninh của các nước này.
Đến nay vẫn chưa rõ ràng việc EU có hợp tác trong các hoạt động quân sự chung với Nhật hay Hàn Quốc trong tương lai hay không. Nhưng trên khía cạnh kinh tế, quan hệ giữa Eu với Nhật và Hàn là bền vững, và sự hợp tác đáng kể trong những mối quan hệ này đã thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế toàn cầu thông qua các Hiệp định thương mại tự do. Thông qua Nhật và Hàn Quốc, Eu đã tạo dựng được cánh cổng để vào thị trường rộng lớn ở Đông Á và đóng vai trò như một người chơi trong vấn đề an ninh, dù tại thời điểm này chỉ là rất nhỏ. Bất chấp những vấn đề nội tại hiện nay, EU cũng không thể quên quan hệ đối tác với Nhật và Hàn Quốc.
Thu Hiền (theo theriskyshift) // VietNamNet