TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Bong bóng kinh tế Trung Quốc sẽ vỡ như tại Nhật Bản?

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chóng mặt, thị trường bất động sản tăng nóng khiến nhiều người liên tưởng tới một Nhật Bản trước khi suy thoái sâu.

Trung Quốc sẽ trở thành Nhật Bản tiếp theo? 

Mặc dù thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ vài năm trước và đến giờ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, giá bất động sản tiếp tục tăng khiến xuất hiện những điểm tương đồng giữa Trung Quốc hiện nay và Nhật Bản trước khi xuất hiện bong bóng tài sản.
 
Sau khi ký thỏa thuận "Plaza Accord" năm 1985 nhằm giảm giá USD, đồng yên bắt đầu tăng giá nhanh chóng. Tới đầu những năm 1990, thị trường chứng khoán và bất động sản của Nhật Bản rơi vào khủng hoảng lớn. Đây là giai đoạn được gọi là kinh tế bong bóng của Nhật Bản.
 
Xu Xiaonian, một chuyên gia kinh tế Trung Quốc nổi tiếng, đưa ra kịch bản gây nhiều lo ngại: "Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, tỷ lệ các khoản vay trên GDP của Trung Quốc vượt Nhật Bản tại thời điểm bong bóng; và khi du khách Nhật Bản vẫy cờ nhỏ tại Paris và London được thay bằng những người Trung Quốc thích cởi giày để chân được thoáng mát. Khi người Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về lượng tiêu thụ hàng hóa xa xỉ và các tác phẩm nghệ thuật... Tất cả những gì mà tôi cầu nguyện là Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành Nhật Bản thứ hai".
 
Hai nền kinh tế có những điểm tương đồng có thể chỉ ra là cả hai đều rất mạnh về xuất khẩu sang Mỹ và có thặng dư thương mại cực lớn, hai đồng tiền đều đối mặt với áp lực tăng giá so với USD và có dự trữ ngoại hối lớn nhất nhì thế giới. Trong nước, cả hai chính phủ đều thực hiện các kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn và thi hành các chính sách tiền tệ và tài khóa lỏng lẻo. Điều này dẫn tới giá nhà đất tăng vọt và tình trạng đầu cơ.
 
Tham khảo ý kiến của nhiều chuyên, quan chức của Nhật Bản, có nhiều nguyên nhân gây ra bong bóng kinh tế và khả năng Trung Quốc trở thành một nền kinh tế bong bóng chủ yếu phụ thuộc vào 2 yếu tố là đô thị hóa và khoảng cách giàu nghèo.
 
Vấn đề bong bóng kinh tế của Trung Quốc là bất động sản và bong bóng tồn tại chủ yếu trên thị trường bất động sản. Giá bất động sản cao một cách bất hợp lý, đơn giản bởi cầu nhiều hơn cung. Câu hỏi mở ra sau đó là liệu có quá nhiều nhu cầu hay cung quá ít?
 
Tại Trung Quốc, cung đất phần lớn là độc quyền của chính phủ, quá nhiều người khiến cung đất thiếu hụt. Dù vậy, nhiều người có xu hướng nghĩ rằng vấn đề nằm ở phía cầu nhiều hơn.
 
Sự thịnh vượng giả tạo
 
Điều này là do kỳ vọng tiếp tục đô thị hóa và giá bất động sản tăng của người dân. Một số người Trung Quốc đầu tư phần lớn tài sản của mình vào bất động sản. Trong số đó, sức mua chủ yếu tới từ nhóm nhỏ hơn những người sở hữu hầu hết của cải trong xã hội Trung Quốc.
 
Số ít người này đại diện một phần cho cầu trên thị trường. Giá nhà được quyết định bởi mức độ giàu có của họ. Bất động sản đã trở thành một tài sản xa xỉ thực sự.
 
Trong khi đó, tầng lớp trung lưu bị hút vào cuộc chơi như những "nô lệ nhà đất" bởi mong muốn mạnh mẽ được sống trong ngôi nhà của chính mình. Phía sau là những người nghèo chỉ có thể thể hiện sự bất mãn của mình. Đâu là cấu trúc cơ bản của nhu cầu bởi sự phân bố giàu nghèo cực lớn. 
 
Do đó xuất hiện sự thịnh vượng giả tạo: nhu cầu mạnh mẽ trên thị trường bất động sản được tạo ra bởi những người giàu. Họ kỳ vọng trên cơ sở rằng số người sống ở thành phố sẽ muốn sở hữu nhà của mình và đẩy nhu cầu tăng cao hơn. 
 
Mặc dù logic là chính xác, rất khó để tính toán nhu cầu chính xác. Thật không may, dưới áp lực thường trực của logic này, những người giàu có đang bị hút vào cơn sốt thị trường. Họ cuối cùng sẽ kết thúc trong cuộc chơi đầu cơ, mà không có thời gian xem xét liệu có thực sự nhiều người mua nhà mà họ đầu tư hay không. 
 
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới đây đã công bố quyết tâm điều tiết giá nhà ở để giảm nhiệt thị trường.
 
Đồng thời, thu nhập của tầng lớp trung lưu giàu có hơn là khó có thể tăng trong ngắn hạn đủ để mua nhà với giá hiện nay. 
 
Chắc chắn là trong khoảng thời gian bế tắc, các nhà đầu tư giàu có sẽ phải hạ giá nhà để bán được, dù có phải miễn cưỡng thế nào.
 
Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc bị lôi vào tình trạng bong bóng? Điều này phụ thuộc vào việc giá nhà giảm nhanh và nhiều tới đâu và các ngân hàng chịu tác động tới mức nào.
 
Nguồn Gafin//DVT

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te