TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

3 rủi ro đáng sợ nhất đối với kinh tế Trung Quốc

Khi nhìn về trung hạn, chính phủ Trung Quốc sẽ phải đối đầu với vấn đề bắt nguồn từ chính vai trò quá lớn của chính phủ trong nền kinh tế.

Nếu mọi thứ với Trung Quốc vẫn ổn, kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ, tính theo giá trị USD hiện tại, vào năm 2021.

Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ đạt đến mức thấp trong nhóm các nước có thu nhập cao hiện nay. Bất chấp việc động lực kinh tế Trung Quốc vẫn vững mạnh, kinh tế Trung Quốc đối đầu với nhiều rủi ro trong thập kỷ tới.

Trước tiên, kinh tế Trung Quốc đối đầu với tình trạng trì trệ, hoặc có thể nói là suy thoái của châu Âu. Trong thập kỷ qua, tăng trưởng xuất khẩu chiếm tới 30% trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nói chung và khoảng 30% hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Liên minh châu Âu. Nếu tình hình tại châu Âu tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống.

Việc thắt chặt chính sách vĩ mô một cách thái quá, đặc biệt nhóm chính sách nhắm vào thị trường bất động sản có thể khiến rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm tăng cao. Giá nhà tại gần như tất cả các thành phố của Trung Quốc đang giảm do biện pháp quá chặt chẽ của chính phủ.

Trên thực tế, tình hình hiện nay cũng giống như khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Trong khoảng thời gian vài năm trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, chính phủ Trung Quốc không ngừng áp dụng biện pháp kiềm chế lạm phát và dường như đang “hạ cánh an toàn”. Tác động từ cuộc khủng hoảng và chính sách tiết kiệm đã khiến Trung Quốc rơi vào vài năm giảm phát và tăng trưởng kinh tế kém.

Ngày nay khi nhìn về trung hạn, chính phủ Trung Quốc sẽ phải đối đầu với vấn đề bắt nguồn từ chính vai trò quá lớn của chính phủ trong nền kinh tế. Mới đây, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo Trung Quốc về hậu quả của việc chậm cải tổ các tập đoàn nhà nước, hoạt động của nhóm tập đoàn này đang cản trở rất lớn con đường tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Cuối cùng, nó chỉ như một triệu chứng của căn bệnh khác tồi tệ hơn: vai trò thống trị của chính phủ trong các vấn đề kinh tế.

Không chỉ kiểm soát trực tiếp từ 25 đến 30% GDP, chính phủ còn nắm phần lớn nguồn lực tài chính. Những năm gần đây, khoảng hơn 1/3 tín dụng ngân hàng được dành cho cơ sở hạ tầng, chủ yếu được các công ty của chính phủ xây dựng. Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc cũng đã nhận ra một số sai lầm, chấp nhận từ bỏ một số dự án đường sắt cao tốc đã được xây dựng từ trước. Dù vậy, hoạt động đầu tư quá mức của chính phủ cũng hiển hiện rõ tại các khu công nghiệp và công nghệ cao.

“Cơn sốt” đầu tư của Trung Quốc khiến nhiều người nhớ lại Nhật thập niên 1980 khi đó đường sắt cao tốc được xây dựng đến cả khu vực xa xôi nhất của Nhật. Phần lớn các tuyến đường sắt hoạt động nhờ trợ cấp của chính phủ cho đến tận ngày hôm nay. Và dù các chương trình trợ cấp có thể mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho một số đối tượng, nó ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng nội địa.

Tiêu dùng kém đi, tăng trưởng kinh tế sẽ yếu đi. Tỷ lệ đóng góp của tiêu dùng vào tổng GDP đã giảm từ mức 67% vào giữa thập niên 1990 xuống mức dưới 50% trong những năm gần đây.

Vấn đề bất bình đẳng tại Trung Quốc đang trở nên rõ ràng hơn. Khả năng tiếp cận giáo dục đang phân hóa cả về mặt xã hội và địa lý. Dù chất lượng giáo dục khu vực đô thị cải thiện, trẻ em tại khu vực nông thôn phải chấp nhận tình trạng chất lượng giáo dục đi xuống bởi giáo viên giỏi chỉ muốn ra thành phố kiếm tiền. Hơn nữa, xét đến chênh lệch thu nhập giữa thành phố và nông thôn, giáo dục ở nông thôn thực ra còn đắt đỏ hơn thành phố.

Hậu quả, trẻ em nông thôn gia nhập thị trường lao động khi chúng lớn lên mà không có bằng đại học. Trong số khoảng 140 triệu lao động nhập cư tại Trung Quốc, khoảng 80% chỉ được đi học khoảng 9 năm, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu tại các nước thu nhập cao.

Dù tuyên bố muốn giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập, chính phủ Trung Quốc thực ra đang khiến nó trở nên căng thẳng hơn thông qua chính sách trợ cấp cho các công ty sản xuất, ủng hộ các ngành cần nhiều vốn phát triển và duy trì lĩnh vực tài chính không hiệu quả.

Tuy nhiên vẫn phải kể đến một số tín hiệu tích cực, chính phủ đã công bố luật mới cho việc đăng ký hộ khẩu của các gia đình. Ngoại trừ thành phố lớn, nay người dân Trung Quốc có thể tự chọn nơi đăng ký hộ khẩu cho mình sau 3 năm cư trú. Như vậy, con em người nhập cư cũng có quyền tiếp cận với giáo dục tương đương như trẻ eom sống ở khu vực khác phát triển hơn.

Chính sách đối với hộ khẩu chỉ coi như khởi đầu, chính phủ Trung Quốc còn rất nhiều việc phải làm.

Đình Hảo

Theo TTVN

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te