TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Tàu sân bay Trung Quốc trong mắt người Ấn Độ

Theo các nhà bình luận quân sự Ấn Độ, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được đánh giá là “to hơn, mạnh hơn và rẻ hơn” tàu INS Vikramaditya.

Chậm trễ, chi phí bị đội giá là "món quà" Nga tặng cho Hải quân Ấn Độ. Còn Hải quân Trung Quốc đã có Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên, có sức chứa máy bay chiến đấu, trực thăng gần gấp đôi so với tàu sân bay của Ấn Độ.

 

Liêu Ninh được thiết kế để mang theo 30 máy bay tiêm kích hạm và 24 trực thăng trong khi Vikramaditya chỉ có thể mang theo 16 máy bay MiG-29K và 10 trực thăng.

Năm 2005, Liêu Ninh khi đó vẫn là Varyag được chuyển từ Ukraina đến một xưởng đóng tàu ở Trung Quốc để tân trang lại. "Nhà đầu tư" đã chi thêm 65 triệu USD để mang con tàu về Trung Quốc. Sau đó, người ta không rõ bằng cách nào, Trung Quốc đã mua lại tàu sân bay và chi bao nhiêu tiền để tân trang.

Ngược lại, vào năm 2008, Ấn Độ mua lại tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (sau được đổi tên là INS Vikramaditya) miễn phí như một "cử chỉ thiện chí" từ Nga, nhưng lại phải chi ra hơn 1 tỷ USD trong một hợp đồng tân trang.

 

Tàu sân bay Vikradamitya

Tàu sân bay Vikradamitya của Ấn Độ được cho là nhỏ hơn Liêu Ninh của Trung Quốc.

Theo lời Chuẩn Đô đốc Hải quân Trung Quốc Yang Yi, Liêu Ninh được dùng "cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo", trong nỗ lực xây dựng "một nền tảng tàu sân bay tiên tiến hơn trong tương lai.

Còn Vikramaditya sau khi được tân trang, sẽ được trang bị MiG-29K hoạt động ở chế độ STOBAR (cất cánh ngắn và hạ cánh nhờ cáp hãm đà) cho nhiệm vụ chiến đấu.

Vikramaditya được trang bị hệ thống truyền tin Marine, radar hàng hải Sperry Bridgemaster, các bệ phóng tên lửa hành trình P-500 Bazalt và bốn bệ phóng tên lửa biển-đối-không Antey Kinzhal.

Dù Ấn Độ đã được dự kiến giao tàu sân bay vào cuối năm nay nhưng các báo cáo cho thấy, sẽ mất khoảng 5-6 tháng trước khi nó sẵn sàng được ra mắt.

 

 

 

Liêu Ninh

Liêu Ninh giống một thành phố trên biển hơn là một tàu sân bay chiến đấu.

‘Thành phố trên biển’ không có máy bay

Theo mô tả của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, "với 10 tầng bên dưới, và kiến trúc 9 cấp dạng hòn đảo trên boong chính, Liêu Ninh trông giống như một số tòa nhà 20 tầng khổng lồ".

Tàu sân bay này có kích thước hơn 300 mét chiều dài và hơn 70 mét chiều rộng. Khoảng cách từ sống tàu, có hình dạng như xương ức của một con chim, đến điểm cao nhất của tàu là hơn 60 mét.

Với các nhà hàng, quán bar, bưu điện, và thậm chí cả một siêu thị, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Liêu Ninh - là một "thành phố trên biển" theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, tàu sân bay này lại không có máy bay.

 

 

Tuy nhiên, Liêu Ninh không hề có máy bay trên sàn đáp dù nó được trang bị đầy đủ để phục vụ cho máy bay cất và hạ cánh.

Các máy bay hiện đại cất cánh trên tàu sân bay chủ yếu theo ba cách - hỗ trợ cất cánh bằng máy phóng, nhảy cầu cất cánh, và cất cánh thẳng đứng. Liêu Ninh có thể mang theo máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng theo như thiết kế.


Đàm Thuận (tổng hợp)
Theo ĐVO

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te