Theo dự thảo báo cáo của một ủy ban được Quốc hội Mỹ ủy nhiệm, trong vòng hai năm, Trung Quốc có thể triển khai vũ khí hạt nhân phóng từ tàu ngầm.
Động thái này cho thấy, Bắc Kinh đang bổ sung thêm một chân cho kho vũ khí hạt nhân của nước này, và việc này nên dẫn tới các cuộc hội đàm cắt giảm vũ khí.
Trung Quốc là nước duy nhất trong số các nước đầu tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, định mở rộng lực lượng đánh chặn, Ủy ban rà soát kinh tế và an ninh Mỹ - Trung cho biết trong bản dự thảo báo cáo 2012 sắp đệ trình lên Quốc hội Mỹ.
Bắc Kinh đang gần đạt tới thế hạt nhân 3 chân vững chắc - tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ đất liền, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và bom hạt nhân thả từ trên không", báo cáo cho hay.
Suốt nhiều thập niên, năng lực tàu ngầm có gắn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc chỉ mang tính biểu tượng nhưng hiện giờ nó sắp đạt tới năng lực đánh chặn chiến lược gần như liên tiếp trên biển
Việc triển khai tàu ngầm có vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể gây tác động lớn tại Đông Á và xa hơn. Ngoài ra, nó có thể làm tăng thêm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ví dụ, bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đảm bảo năng lực trả đũa một cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ sẽ "ảnh hưởng ngay tới sự nhận thức của Nga và Ấn Độ về khả năng đánh chặn của hai nước này so với Trung Quốc, báo cáo cho hay.
Trung Quốc hiện là một phần trong các hiệp ước quốc tế lớn cũng như các cơ chế về vũ khí và vật liệu hạt nhân. Tuy nhiên, nước này vẫn nằm ngoài những hiệp ước lớn về kiểm soát và giới hạn vũ khí chủ chốt như Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới được ký kết vào tháng 4/2010 và Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung năm 1987. Mỹ đã ký những hiệp ước song phương như vậy với Nga.
Báo cáo cho hay, Quốc hội nên yêu cầu Bộ Ngoại giao nêu rõ ràng những kế hoạch hiện thời cũng như dự kiến nhằm lôi kéo Trung Quốc vào các cuộc thảo luận và thỏa thuận cắt giảm, giới hạn vũ khí hạt nhân hiện thời và trong tương lai.
Ngoài ra, Quốc hội nên hành động cẩn trọng với bất cứ đề xuất đơn phương hay trong bối cảnh thỏa thuận song phương với Nga nhằm cắt giảm lực lượng hạt nhân sẵn sàng hoạt động của Mỹ mà không công bố thông tin rõ ràng cho công chúng về kho hạt nhân của Trung Quốc.
Một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc tại Washington là Geng Shuang hiện chưa trả lời đề nghị bình luận về thông tin trên.
Theo ước tính của Hiệp hội kiểm soát vũ khí - một nhóm tư nhân phi đảng phái ở Washington, Trung Quốc có tổng số 240 đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó, Mỹ có khoảng 5.113 vũ khí hạt nhân.
Lầu Năm Góc hiện từ chối bình luận trực tiếp về hành trình hướng tới việc thiết lập bộ ba hạt nhân của Trung Quốc (máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa liên lục địa phóng từ tàu ngầm).
"Chúng tôi giám sát chặt chẽ các phát triển quân sự của Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn về năng lực và ý định quân sự của họ", Monica Matoush, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ trả lời bằng thư điện tử. Bất cứ một đánh giá nào về năng lực bộ ba hạt nhân của Trung Quốc đều là vấn đề tình báo và cần giữ bí mật.
Phiên bản cuối cùng của báo cáo sẽ được ủy ban trên công bố vào thứ tư tuần tới. Ủy ban này gồm 12 thành viên được thành lập năm 2000