TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Tàu ngầm lớp Tấn: Cái đích hay chỉ là bước phát triển?

Tàu ngầm lớp Tấn là bước phát triển quan trọng trong kế hoạch tăng cường khả năng đánh chặn vũ khí hạt nhân trên biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, đây chưa phải là cái đích cuối cùng trong kế hoạch lâu dài của Bắc Kinh.

  

Hai chiếc tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc.

Hai chiếc tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc.

Sau nhiều thập niên nỗ lực bất thành, kế hoạch đánh chặn vũ khí hạt nhân bằng tàu ngầm của Trung Quốc cuối cùng đang được hình thành với tàu ngầm loại 094 lớp Tấn (Jin-Class), loại tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo (SSBN) và vũ khí dự kiến của tàu này là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2. Báo cáo của Bộ Quốc phòng về tình hình quân sự và an ninh Trung Quốc năm 2012 cho biết thế hệ tàu ngầm lớp Tấn đã bắt đầu được Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đưa vào vận hành; việc chưa hoàn thành phát triển thế hệ tàu ngầm JL-2 đã ngăn cản Trung Quốc hoàn thành kế hoạch đánh chặn tên lửa trên biển lâu nay của nước này.[1] Mặc dù vậy Bắc Kinh tiếp tục đầu tư nguồn lực cho chương trình, điều này được thể hiện bằng việc xây dựng đường hầm trên đảo Hải Nam mà nhiều nhà quan sát tin là để bố trí hệ thống SSBN (tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo) mới nhằm do thám vùng nước sâu trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. (Strategic Security Blog, 24/04/2008). Ngay khi những chi tiết kỹ thuật của tàu JL-2 được hoàn tất, Trung Quốc sẽ sở hữu tên lửa đánh chặn từ tàu ngầm- loại có khả năng bắn rơi tên lửa hạt nhân từ các tàu ngầm được trang bị tên lửa (SSBNs) của Hải quân Mỹ.

Trung Quốc tìm kiếm khả năng đánh chặn vũ khí hạt nhân từ biển

Trong khi các tàu ngầm của Mỹ và Liên Xô được sử dụng từ những năm 1960 và 1970 đã tạo ra những tiến bộ lớn trong việc phát triển vũ khí hạt nhân đánh chặn dưới nước, cuộc Cách mạng Văn hóa (ở Trung Quốc) đã nhằm vào các kỹ sư được đào tạo từ nước ngoài như Huang Xuhua, nhà thiết kế tàu ngầm hàng đầu. Tại thời điểm đó, việc bảo vệ thành tựu khoa học, công nghệ của Trung Quốc đòi hỏi phải có sự can thiệp cá nhân của những lãnh đạo cấp cao. Thêm vào đó là những cuộc đấu đá cá nhân, thời kỳ này đầy rẫy những tai họa về hệ thống và kỹ thuật: “nhìn chung, cuộc Cách mạng Văn hóa đã tác động tai hại đối với sự phát triển của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc”.[2] Vì lý do chính trị nội bộ, Trung Quốc đã phải vật lộn trong khoảng thời gian mà tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và Nga đạt được nhiều tiến bộ nhất trong việc phát triển hệ thống đánh chặn vũ khí hạt nhân.

Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã phải làm việc bù cho khoảng thời gian đã mất và cuối cùng đã tiến một bước dài vào giữa và cuối những năm 1970 - triển khai tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên (SSN), loại 091 lớp Hán (Han-class) năm 1974. Trong những thập niên sau đó, Trung Quốc theo đuổi công nghệ của Liên Xô và Pháp để cải thiện một cách nhanh chóng khả năng của lực lượng tàu ngầm nước này. Họ mua linh kiện (các thiết bị định vị dưới nước - French DUUX), bản thiết kế tàu ngầm (căn cứ thử tàu ngầm loại 301 Golf SSG vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay và các tàu ngầm loại Romeo SS cũng vẫn đang hoạt động), và toàn bộ tàu ngầm (ví dụ: hàng chục tàu ngầm loại Kilo, mỗi loại đều có tập hợp vũ khí riêng). Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc theo đuổi công nghệ nước ngoài thậm chí ngay khi chính quyền không sẵn sàng hỗ trợ; do đó cùng với việc hợp tác và theo đuổi công khai, Bắc Kinh có vẻ như đã sử dụng chiến dịch bí mật sưu tầm dài hạn để hỗ trợ cho việc hiện đại hóa và phát triển đội tàu ngầm của nước này.

Tuy nhiên, chương trình vũ khí đánh chặn tên lửa từ biển tiến bộ với tốc độ quá chậm chạp, dẫn tới sự ra đời tàu ngầm loại Hạ (Xia-class) SSBN, loại tàu ngầm mà Bắc kinh chỉ triển khai trong các vùng nước ven bờ. Năm 1982, Hải quân Trung Quốc cũng thử nghiệm thành công loại JL-1, loại tàu ngầm phóng tên lửa đầu tiên của nước này, tại căn cứ thử tàu ngầm loại Golf SLBM của hạm đội Bắc Hải, loại Vạn lý trường thành 200, loại mà truyền thông đại chúng Trung Quốc gần đây đã ca ngợi là “quân tiên phong” của các vụ phóng thử tên lửa SLBM (Science & Technology Daily, 23/01/2011). Tàu ngầm lớp Hạ có thể mang theo 12 tên lửa đạn đạo CSS-NX-3 (JL-1) SLBMs- mỗi đầu đạn có phạm vi bắn tương đối ngắn, khoảng 1600km (hơn 1000 dặm) - nhưng tàu ngầm lớp Hạ chưa bao giờ tiến hành tuần tra răn đe và coi như chưa được triển khai[3] .

Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến nơi thử tàu và vũ khí vẫn tồn tại. Năm 2003, ngư dân Trung Quốc đã phát hiện một tàu ngầm lớp Minh (Ming-class) hỏng trôi dạt trên mặt biển. Sau khi cánh cửa của tàu được mở ra, ngư dân đã tìm thấy tất cả 70 thủy thủ đoàn chết ngạt bên trong. (Wen Hui Bao, 7/5/2003). Trong khi tai nạn của tàu ngầm Minh 361 và tất cả thủy thủ đoàn đã chứng minh sự ngoại lệ và không có quy luật đối với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc trong thế kỷ 21, những vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết. Quan trọng nhất là PLAN đã làm tốt đối với bản thân tàu ngầm lớp Tấn, nhưng một tàu ngầm chỉ có ý nghĩa khi nó có thể tuần tra một cách lặng lẽ ở vùng nước sâu mang theo 12 tên lửa JL-2 SLBMs, với tầm bắn ước tính ít nhất khoảng 7200km và được hỗ trợ về thiết kế để đánh bại hệ thống tên lửa của đối phương[4]. Theo báo cáo 2010 của Bộ Quốc phòng về diễn biến quân sự Trung Quốc năm 2010, “Thế hệ đầu của tàu ngầm lớp Tấn (Loại 094) SSBN đã sẵn sàng, nhưng loại JL-2 SLBM đã gặp trục trặc, bị hỏng một số chi tiết trong cuối quá trình thử nghiệm.” Theo kết quả của báo cáo 2010 thì “ngày tàu lớp Tấn SSBN/JL-2 SLBM phối hợp hoạt động vẫn chưa xác định”[5]. Trong một đánh giá lạc quan hơn, báo cáo năm 2012 chỉ ra rằng, dù “đã nhiều lần trì hoãn”, chương trình JL-2 vẫn có khả năng khởi động trong vòng hai năm tới.” Bản báo cáo lưu ý, khi được triển khai, “loại tàu lớp Tấn SSBN và JL-2 sẽ khiến cho khả năng hạt nhân dưới biển của Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên trở nên đáng tin cậy”[6].

Tình trạng hiện tại của tàu ngầm lớp Tấn SSBN và JL-SLBM

Theo sách trắng quốc phòng của Trung Quốc năm 2010, PLAN đang tăng cường các khả năng đánh chặn và đánh trả chiến lược của nước này, một ví dụ điển hình là sự kết hợp của loại tàu loại 094 SSBN và JL-2 SLBM[7]. Thật vậy, loại 094 là một cải tiến lớn so với tàu ngầm lớp Hạ đời đầu của Trung Quốc, dù bản báo cáo của Cục tình báo Hải quân chỉ ra rằng loại này hơi ầm hơn loại tàu Delta III SSBNs cũ hơn của Nga (Strategic Security Blog, 21/11/2009).

Có lẽ một phần là do kinh nghiệm thất bại đối với loại tàu lớp Hạ, Trung Quốc dường như đặt mục tiêu đóng đủ tàu loại 094 SSBN để tạo điều kiện cho PLAN tiến hành các hoạt động tuần tra ngăn chặn nếu cần. Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ (ONI) đánh giá Trung Quốc sẽ xây dựng một “hạm đội 5 tàu ngầm loại 094 SSBN… để đáp ứng khả năng hiện diện trên biển nhiều hơn trong thời gian tới.”[8]. Nhiều xuất bản của Trung Quốc, thường trích dẫn sản phẩm của ONI và thêm vào một số chi tiết, cho thấy lực lượng tàu SSBN tương đối nhỏ của Anh và Pháp có thể là những mô hình cho Trung Quốc[9].

Căn cứ vào các bức ảnh trên internet và hình ảnh thương mại qua vệ tinh mô tả tàu ngầm lớp Tấn SSBN tại căn cứ hải quân Xiaopingdao và Jianggezhuang, xưởng đóng tàu Huludao cũng như một công trình tàu ngầm xây dựng gần đây ở cảng Yalong gần Tam Á trên đảo Hải Nam (Strategic Security Blog, 2/6/2011), rõ ràng nhiều thân tàu đã được hạ thủy. Hình ảnh các công trình trên đảo Hải Nam cho thấy một số dấu vết về các kế hoạch gia cố tàu SSBN của PLAN. Thật vậy, hình ảnh của tàu lớp Tấn tại vịnh Yalong - đặc biệt kích thước của chúng và các công trình hỗ trợ trong đó -cho thấy công trình này có thể là căn cứ quan trọng cho lực lượng tàu ngầm SSBN của Trung Quốc trong tương lai.

Những diễn tiến trong tương lai

Khi những tiến bộ trong khả năng đánh chặn trên biển của Trung Quốc tiếp tục, một loạt các câu hỏi sẽ được đặt ra. Thứ nhất, khi tàu loại SSBN và SLBM cuối cùng được triển khai, việc kết hợp giữa tàu ngầm loại 094 và JL-2 sẽ thể hiện một bước tiến lớn đáp ứng nhu cầu vũ khí đánh chặn trên biển của Trung Quốc để bổ sung cho các tên lửa chiến lược trên đất liền, nhưng đây chưa thể là phần cuối của câu chuyện. Thật vậy, tàu lớp Tấn cuối cùng có thể đóng vai trò như một bước phát triển, và không phải là cái đích cuối cùng trong kế hoạch tên lửa đánh chặn vũ khí hạt nhân trên biển lâu dài của Trung Quốc. Trung Quốc chưa tiết lộ kế hoạch của nước này, nhưng truyền thông Đài Loan cho hay Bắc Kinh cuối cùng có thể phát triển và triển khai kết hợp giữa tàu ngầm SSBN và SLBM: loại 096 SSBN và JL-3 SLBM (Taipei Times, 23/05/2011).

Một vấn đề nữa liên quan đến vai trò của thế hệ Quân đoàn Pháo binh số 2 và PLAN. Mặc dù Quân đoàn Pháo binh số 2 đã từ lâu chiếm vị trí quan trọng như một “lực lượng đánh chặn chiến lược trọng yếu”, vai trò của nó có thể thay đổi cùng với sự tiến bộ của hệ thống đánh chặn tên lửa của PLAN[10]. Nhưng lực lượng tên lửa trên đất liền của Thế hệ Quân đoàn Pháo binh Số hai khiến cho lãnh đạo Trung Quốc thể hiện vai trò rõ ràng hơn trong việc kiểm soát. Bản chất của việc đánh chặn bằng tàu ngầm là tạo ra sự tách biệt giữa lãnh đạo đất nước và các chiến binh: người được triển khai trong đội tàu tuần tra lớp Tấn trong tương lai sẽ được độc lập và không bị định vị trong khoảng thời gian dài do khả năng tồn tại một cách bí mật là một lợi thế chính của SSBNs. Trong môi trường chính trị hiện nay việc các lãnh đạo dân sự không thể cập nhật một cách thường xuyên và kiểm soát, hoạt động của SSBN vẫn có thể đảm bảo an toàn cho họ nếu Bắc Kinh duy trì tuần tra ngăn chặn thường xuyên. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm sử dụng vũ khí hạt nhân và việc tăng cường triển khai các lực lượng cơ động cho thấy rằng Thế hệ Quân đoàn Pháo binh số hai vẫn là lực lượng đánh chặn chiến lược ưu việt .

Một vấn đề liên quan nữa là quan hệ giữa SAF (Quân đoàn Pháo binh số 2)và PLAN có thể tiến triển ra sao sau khi việc kết hợp giữa tàu lớp Tấn và JL-2 đạt tới khả năng vận hành bước đầu và trở thành một bộ phận của toàn bộ lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Những xuất bản quân sự của Trung Quốc nói vai trò của Quân đoàn Pháo binh số 2 trong các hệ thống đánh chặn và đáp trả cho thấy rằng các vụ tấn công của tên lửa hạt nhân SAF có thể được tiến hành như một “chiến dịch đánh trả hạt nhân độc lập” (duli he fanji zhanyi) hay một phần quan trọng của một “chiến dịch đánh trả chung” (lianhe he fanji zhanyi)[11]. “Chiến dịch đánh trả chung” dường như bao hàm nhiệm vụ của PLAN và Quân đoàn Pháo binh số 2, cùng chuẩn bị trong thời bình để phối hợp đánh chặn và tấn công trong thời chiến. Một giải pháp có thể để phối hợp và tránh xung đột ở cấp Bộ tổng tham mưu (GSD) hay Quân ủy Trung ương (CMC).

Vẫn còn một câu hỏi nữa liên quan đến vũ khí của các SSBN (tàu ngầm được trang bị tên lửa) của Trung Quốc. Một khả năng nữa là Trung Quốc có thể theo chân của Mỹ cải tạo một số tàu SSBN thành SSGN (Tàu ngầm hạt nhân có tên lửa hành trình) để chở các tên lửa tấn công đất liền từ biển, bằng cách triển khai các khả năng tấn công chiến lược thông thường của mình. Ví dụ, nguyên Tham mưu không quân Mỹ vùng ngoài Mark Stokes cho rằng Trung Quốc có thể tăng sự linh hoạt trong khả năng đánh chặn của mình bằng cách trang bị cho một hay nhiều các tàu  ngầm SSBN của nước này các loại vũ khí thông thường- có thể là tên lửa chống tàu (ASBMs) hay tên lửa tấn công mặt đất (LACMs) (Defense News, 06/6)

Bản thân tàu ngầm lớp Hạ cũng đặt ra một số câu hỏi chưa có đáp án như: dường như Trung Quốc chưa hoàn toàn từ bỏ tàu SSBN thế hệ đầu tiên của nước này. Thật vậy, Hans Kristensen cho rằng, tàu lớp Hạ cho đến nay đã trải qua nhiều năm thí nghiệm ở Căn cứ Hải quân Jianggezhuang của PLAN. Điều này thể hiện sự đầu tư thực tế, nhưng tại điểm này mục đích sử dụng tàu ngầm này của hải quân Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng (Strategic Security Blog, 3/8/2008).

Có lẽ câu hỏi quan trọng nhất lúc này là Trung Quốc sẽ sử dụng tàu loại 094 SSBN như thế nào khi tàu loại JL-2 đang được hoàn thành ở giai đoạn cuối. Như Hans Kristensen đã nêu, “Chưa rõ, Trung Quốc định sử dụng tàu ngầm lớp Tấn như thế nào khi các tàu này được đưa vào sử dụng." Các khu vực tuần tra tiềm năng (một chiến lược pháo đài hoặc xa hơn nữa ở Thái Bình Dương), số lượng tàu thuyền được triển khai đồng thời, và tải vũ khí vẫn còn là những ẩn số quan trọng. Câu hỏi lớn nhất có lẽ là liệu PLAN có tiến hành tuần tra răn đe thường xuyên với vũ khí hạt nhân trong thời bình. Những người hoài nghi cho rằng tàu lớp Tấn sẽ "không được triển khai cùng với vũ khí hạt nhân thường xuyên như các tàu ngầm tên lửa của Mỹ" (Blog Strategic Security, 02/06/2011). Thay vào đó, Trung Quốc có thể "sử dụng chúng trong thời gian khủng hoảng có nguy cơ bùng phát." Tuy nhiên, các nhà quan sát khác cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ triển khai các tàu ngầm SSBN mới với các tên lửa đạn đạo (SLBMs) để tiến hành tuần tra răn đe thường xuyên[12].

Nhìn chung, sau nhiều thập niên tìm kiếm khả năng đánh chặn hạt nhân hiện đại trên biển, cuối cùng kế hoạch của Trung Quốc cũng đã được hình thành. Mặc dù một số câu hỏi lớn vẫn chưa có đáp án, sự tiến bộ dần dần của PLAN hiện tại khiến cho khu vực và thế giới thấy rằng Bắc Kinh sẽ sớm có khả năng răn đe hạt nhân trên biển như là một phần của lực lượng tên lửa hạt nhân trên đất liền của SAF (Quân đoàn Pháo binh Số hai). Khi Trung Quốc giải quyết xong các vấn đề kỹ thuật đối với JL-2, PLAN sẽ có khả năng triển khai ngay lập tức gần như thường xuyên sự hiện diện vũ khí hạt nhân đánh chặn trên biển, tùy theo yêu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) và các nhà lãnh đạo PLA. Việc triển khai khả năng này có tác dụng làm tăng vị thế chiến lược của Trung Quốc, góp phần đáp ứng mong muốn có một lực lượng hạt nhân "hiệu quả" để hỗ trợ một cách đáng tin cậy cho việc đánh chặn lần hai của nước này, nhưng nó cũng có thể làm cho các động thái chiến lược trong khu vực vốn đã phức tạp trở nên phức tạp hơn[13].

Michael S. Chase là phó giáo sư và Giám đốc của Nhóm Nghiên cứu Mahan tại Học viện Hải chiến Newport, Rhode Island.

 

Benjamin S. Purser, III nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Chính trị học, Đại học Colorado-Boulder. Trước đây, ông từng là sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Học viện Hải chiến, Trung tâm Hopkins-Nanjing và Đại học Carleton College.

Các quan điểm được trình bày trong bài viết này là của các tác giả và không nhất thiết thể hiện quan điểm của Học viện Hải chiến, Bộ Quốc phòng.

[1] Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China, 2012, Bộ Quốc phòng, tr. 24.

[2] Lyle Goldstein và Bill Murray, "From Humble Origins: China's Submarine Force Comes of Age," Undersea Warfare, Winter 2004 , http://www.navy.mil/navydata/cno/n87/usw/issue_21/humble.htm,

http://www.navy.mil/navydata/cno/n87/usw/issue_21/humble.htm

[3] Ballistic and Cruise Missile Threat, Trung tâm tình báo không quân Mỹ, NASIC-1031-0985-09, tháng 4 năm 2009, tr. 25.

[4] “Seapower Questions on the Chinese Submarine Force,” Tình báo Hải quân, ngày 20 tháng 12, 2006,

www.fas.org/nuke/guide/china/ONI2006.pdf

[5] Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2010, Bộ Quốc phòng (Mỹ), tr. 34.

6] Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2012, Bộ Quốc phòng (Mỹ), , tr. 23

[7] China’s National Defense in 2010, Văn phòng thông in Internet quốc gia (Mỹ), 2010.

[8] “Seapower Questions on the Chinese Submarine Force,” Tình báo Hải quân, ngày 20 tháng 12 2006.

[9] Xem, ví dụ, Lin Changsheng, “The Combat Power of China’s Nuclear Submarines,” World Aerospace Digest, số 103, tháng 9 năm 2004, tr. 33; và Jian Jie, “The Legend of the Virtuous Twins,” World Outlook, số 448, tháng 8 năm 2002, tr. 23.

[10] China’s National Defense in 2008, Văn phòng thông in Internet quốc gia (Mỹ), 2008.

[11] Zhang Yuliang, ed., Zhanyixue [Các chiến dịch khoa học], Beijing: Đại học Quốc phòng, 2006, trang 616-628.

[12] Thomas M. Skypek. "China’s Sea-Based Nuclear Deterrent in 2020: Four Alternative Futures for China’s SSBN Fleet," trong A Collection of Papers from the 2010 Nuclear Scholars Initiative, Washington, DC: Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, 2010.

[13] Mong muốn này có thể được bắt nguồn từ những năm 1980. Để có một đánh giá đương thời hơn, xem, Peng Guangqian và Yao Youzhi, eds. Zhanlüexue [Khoa học Chiến lược, Bắc Kinh, Trung Quốc: Nhà xuất bản Khoa học Quân sự, 2001.

Theo Jamestown Foundation

 Văn Cường (gt)

Nguồn: Nghiên Cứu Biển Đông

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te