TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

Tân Hoa Xã: "Việt Nam sẽ mua vũ khí Nga trị giá 2,4 tỷ USD trong 4 năm tới"

Theo báo Trung Quốc, trong 4 năm tới, Việt Nam rất có thể trở thành nước đối tượng xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba của Nga.
 

Máy bay chiến đấu Su-30MK của Không quân Việt Nam

 

Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin cho biết, trong 4 năm tới, Việt Nam rất có thể vươn lên thành nước đối tượng xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba của Nga, trở thành một trong những đối tác hợp tác quân sự chủ yếu của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Việt Nam thay thế Trung Quốc đứng thứ ba về đơn đặt hàng?

Giám đốc Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (TSAMTO) Nga, Igor Korotchenko gần đây trả lời phỏng vấn báo chí cho biết, trung tâm này dự đoán: “từ năm 2012 đến năm 2015, Ấn Độ sẽ mua vũ khí của Nga trị giá 14,3 tỷ USD, trở thành đối tượng xuất khẩu lớn nhất của vũ khí Nga; xếp thứ hai là Venezuela, kim ngạch thương mại vũ khí hai nước dự kiến là 3,2 tỷ USD; trong khi đó Việt Nam với đơn đặt hàng khoảng 2,43 tỷ USD, sẽ thay thế Trung Quốc, đứng thứ ba”.

Trong số rất nhiều vũ khí Việt Nam mua của Nga, một phần rất lớn được dùng để tăng cường khả năng tác chiến phòng không. Những vũ khí này bao gồm máy bay tiêm kích Su-30MK2, hệ thống tên lửa đất đối không S-300 đủ để trang bị cho vài tiểu đoàn.

Hơn nữa, Việt Nam sẽ còn tiếp tục tiến hành cải tạo hiện đại hóa đối với hệ thống phòng không của mình. Báo TQ tuyên truyền rằng điều này có nghĩa là, trong tương lai, Việt Nam sẽ mua nhiều hơn hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.

 

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam, do Nga chế tạo

Đồng thời, Việt Nam cũng khẩn trương xây dựng hải quân của mình. Theo ông Igor Korotchenko, Việt Nam đã lần lượt mua hơn 10 tàu chiến Tarantul (Tia chớp) có khả năng tác chiến và khả năng tấn công rất mạnh, có thể phóng tên lửa, vài năm tới sẽ còn tiếp tục mua hoặc liên doanh với doanh nghiệp sản xuất vũ khí Nga, sản xuất các loại vũ khí trang bị tương tự.

Ngoài trực tiếp mua vũ khí của Nga, Việt Nam và Nga còn muốn triển khai hợp tác trên lĩnh vực kỹ thuật/công nghệ quân sự.

Korotchenko cho rằng, tiến hành hiện đại hóa rất nhiều vũ khí của Quân đội Việt Nam thời kỳ Liên Xô là phương hướng quan trọng của hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Việt. “Những vũ khí này sau khi được nâng cấp công nghệ, thời hạn sử dụng sẽ kéo dài 10-15 năm… ”.

Việt Nam trở thành đối tác hợp tác của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương

THX Trung Quốc cho rằng, tăng cường mua bán vũ khí và triển khai hợp tác kỹ thuật quân sự - “tất cả những điều này đều làm cho Việt Nam trở thành đối tác hợp tác quân sự ổn định của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Có chuyên gia phân tích cho rằng, Nga tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam, về ngắn hạn, chắc chắn là để mở cửa thị trường vũ khí của Việt Nam, giành lấy lợi ích trong thương mại vũ khí, đồng thời cũng tạo được nhiều động lực phát triển hơn cho ngành công nghiệp quân sự suy yếu của họ.

Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí đạt 11,3 tỷ USD, chiếm 19% cung ứng vũ khí toàn cầu.

 

Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Việt Nam, do Nga chế tạo

Nhưng, hiện nay, cạnh tranh trên thị trường vũ khí quốc tế rất quyết liệt, trong khi đó các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga sáng tạo chưa đủ, vì vậy ngày 17/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga chắc chắn phải tăng cường quan hệ hợp tác đối tác đã có, đồng thời “phát huy tính linh hoạt và tính năng động trên thị trường vũ khí, mở ra một số thị trường mới”.

Báo Trung Quốc cho rằng, việc Nga bán vũ khí cho Việt Nam hầu như cũng có tính toán cân bằng chiến lược.

 

Tàu hộ tống tên lửa Tarantul (Moniya, Tia chớp) do Nga chế tạo.
 


Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
Theo báo Giáo dục Việt Nam

 

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te