Trên tờ Wall Street Journal, tác giả Mark Helprin cảnh báo rằng trong khi năng lực hải quân và sự "mạnh dạn" của Trung Quốc trên các vùng biển phía tây Thái Bình Dương ngày càng gia tăng thì qui mô của Hải quân Hoa Kỳ lại đang tiếp tục thu nhỏ.
Năng lực hải quân Trung Quốc ngày càng lớn mạnh với sự kiện (mang ý nghĩa biểu tượng) tàu sân bay Liêu Ninh được nước này đưa vào sử dụng. |
Trong cuộc tranh luận về chính sách ngoại giao cho cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Tổng thống (Barack Obama) đã tỏ ra rất tự tin khi “chỉ bảo” đối thủ của mình: “Thống đốc Romney có thể vẫn chưa dành đủ thời gian xem xét cách thức hoạt động của quân đội chúng ta. Ví dụ như ông đề cập đến Hải quân và nói rằng chúng ta có ít tàu chiến hơn so với thời kỳ năm 1916. Vâng, thưa Thống đốc, chúng ta cũng có ít ngựa và lưỡi lê hơn bởi lẽ bản chất của quân đội chúng ta đã thay đổi. Chúng ta đã có những thứ như tàu sân bay nơi máy bay có thể đậu. Chúng ta cũng có những con tàu hoạt động dưới mặt nước, đó là tàu ngầm hạt nhân. Và do đó vấn đề ở đây không phải là cuộc chơi của các tàu chiến mà trong đó chúng ta ngồi đếm xem mình có bao nhiêu tàu. Vấn đề là năng lực của chúng ta”.
Đúng là ngựa của quân đội đã bị thay thế bởi xe tăng và máy bay trực thăng và lưỡi lê đã phải rút lui để nhường chỗ cho các vũ khí bắn tự động có tầm xa nhưng chính xác thì trong lực lượng hải quân, cái gì đã thay thế tàu chiến?
Vị tổng tư lệnh của Hoa Kỳ (Tổng thống Obama) đã trình bày với thái độ kẻ cả rằng những con tàu chiến của nước Mỹ ngày nay có thể đánh bật những con tàu của năm 1916.
Bất kỳ ai cũng có thể đáp lại câu nói trên của Tổng thống (Obama) như Neil Kinnock đã nói ‘Tôi biết điều đó, thưa Thủ tướng” và còn có thể giải thích thêm rằng Hải quân của Hoa Kỳ sẽ đối mặt với không phải là những con tàu chiến của năm 1916 mà sẽ là “những thứ như tàu sân bay, nơi máy bay có thể đậu” và “những con tàu chiến hoạt động dưới mặt nước” và còn tên lửa đạn đạo, chiến đấu cơ cất cánh từ mặt đất và cả chiến tranh điện tử nữa.
Tư tưởng cho rằng trong chiến tranh không cần quan tâm đến số lượng và qui mô là tư tưởng rất nguy hiểm cũng giống như niềm tin rằng chỉ cần số lượng và qui mô lớn là đủ.
Nhà thầu quốc phòng Norman Augustine nổi tiếng vì nhận xét rằng các máy bay chiến đấu đang ngày càng trở nên phức tạp và đắt đỏ và sớm muộn gì Hoa Kỳ sẽ chỉ có thể chế tạo ra một chiếc duy nahast. Bất kể đó là 1 chiếc máy bay hay một con tàu, bất kể năng lực hiện đại đến đâu thì cũng không thể “phân thân” để hoạt động nhiều nơi cùng một lúc. Và nếu 2 con tàu có mức chi phí tương đương 100 con tàu khác thì khi bị hỏng hoặc bị mất sẽ tương đương với 100 con tàu bị hỏng hoặc bị mất.
Tuy nhiên, trên thực tế, các tiến bộ về tên lửa và đạn dược với độ chính xác cao tỏ ra có hiệu quả trong việc giúp tàu sân bay phủ rộng mục tiêu nhắm bắn hơn. Tuy vậy, hiện nay Hải quân Hoa Kỳ đang suy yếu hơn rất nhiều xét một cách tương đối so với thời điểm cách đây chưa lâu trong lĩnh vực chiến tranh chống tàu ngầm, chống mìn, yếu hơn về khả năng đưa tàu quay trở lại chiến trường và không có đủ số lượng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn phòng ngừa hoặc tham chiến.
Một ví dụ là trong vấn đề Biển Đông, chính sách ngoại giao của Ngoại trưởng Hillary Clinton gần như là bất lực bởi lẽ chính sách đó chỉ hoàn toàn dựa trên những tuyên bố mà không có sự hậu thuẫn đầy đủ của năng lực hải quân, ngay cả vào lúc này khi mà hải quân Trung Quốc mới chỉ bằng chưa đến một nửa so với năng lực của nước này trong vòng 1 thập kỷ tới. Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, cũng giống như hành động chiếm đoạt các vùng biển Caribe cho tới bờ biển Venezuela của Hoa Kỳ, có vẻ giống hành động thôn tính của Hitler. Nhưng đến nay Mỹ không còn các căn cứ quân sự ở khu vực này, con đường cung cấp của chúng ta bị suy yếu do Thái Bình Dương quá rộng lớn, những chiếc máy bay chiến đấu tầm xa của Hoa Kỳ sẽ bị tiêu hao năng lượng rất nhiều, và ngay cả khi sử dụng hết công suất tàu sân bay thì quân đội Mỹ sẽ tổn hao năng lực gấp đôi quân đội Trung Quốc.
Không phải đến tận bây giờ Trung Quốc mới tỏ ra hung hăng như vậy trên Biển Đông nhưng đến nay nước này đã có một kể hoạch và đang ngày càng quyết liệt thực hiện kế hoạch đó. Còn kế hoạch của Hoa Kỳ là co rút và theo như mọi người thường nói “tiền nào của nấy”.
Trung Quốc đang hiện đại hóa các lực lượng của mình một cách có chủ ý, có hiệu quả và thành công đồng thời chấp nhận mức chất lượng không cần quá cao.
Một số ví dụ có thể nêu ra là 20 năm trước đây Trung Quốc chỉ có 1 tàu ngầm tên lửa đạn đạo và Hoa Kỳ có 34 chiếc thì đến nay Trung Quốc có 3 chiếc (và sắp có thêm 2 chiếc nữa) còn Hoa Kỳ đang sở hữu 14 chiếc. Tương tự, Trung Quốc hiện có 71 chiếc tàu ngầm còn Mỹ 20 năm trước đây cso 121 chiếc thì giờ cũng sở hữu 71 chiếc. Khi các con số về vũ khí khí tài của Mỹ ngày càng suy giảm với tốc độ cao hơn thì Trung Quốc đang giảm dần khoảng cách về mặt chất lượng.
Bức tranh minh họa dự báo tương quan lực lượng giữa hải quân Trung Quốc (dựa trên số lượng lớn) và hải quân Hoa Kỳ trong tương lai. |
Tương quan lực lượng về tàu chiến trên mặt nước lại càng rõ nét hơn nữa. Trong khi Trung Quốc tăng số tàu từ 56 lên 78 chiếc thì Hoa Kỳ giảm đi từ 207 xuống còn 114 chiếc. Ngoài ra, Trung Quốc đang rất thành công trong việc tập trung vào đúng cái họ cần – tên lửa đạn đạo dẫn đường, ngư lôi siêu tốc, tên lửa “lướt sóng” (giúp tránh bị ra đa phát hiện), đội tàu chiến được trang bị tên lửa, kỹ thuật che mờ trận địa – để đánh vào những điểm yếu của Mỹ trong khi các vũ khí khí tài của Mỹ nhằm đối phó lại Trung Quốc lại chưa đủ hoặc chưa có.
Trung Quốc cũng không phải là kẻ thù trên biển duy nhất của Hoa Kỳ. Chỉ cần có máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối đất và các hệ thống ra đa phủ rộng, các nước ven biển không cần đển hải quân để khẳng định chủ quyền đối với hàng triệu km vuông biển.
Ngay cả cướp biển Somali chỉ cần dùng loại ca nô có động cơ ngoài mạn, xuồng nhỏ, súng chống tăng RPG và súng trường Kalashnikov cũng đã đủ trở thành một thách thức lớn đối với lực lượng hàng hải của các quốc gia hàng đầu về hải quân.
Vậy quốc gia giàu có nhất và cường quốc hải quân hàng đầu thế giới (Hoa Kỳ) phải cần tới bao nhiêu tàu hiện đại?
Câu trả lời là không dưới 300 chiếc như hiện nay hay 200 chiếc như mục tiêu mà Hoa Kỳ đang hướng đến, cũng không phải là 330 hay 350 chiếc mà phải là 600 chiếc, như thời điểm những năm 1980. Thời điểm đó Mỹ đang đối đầu với Liên Xô nhưng bây giờ là Trung Quốc, cường quốc hàng hải được trang bị tốt hơn và đang phát triển với tốc độ nhanh hơn.
Bất kỳ lúc nào Trung Quốc tự tin về “độ chín” của các hệ thống vũ khí hải quân của mình, nước này sẽ triển khai sản xuất hàng loạt và bỏ rơi Hoa Kỳ ở phía sau giống như Hoa Kỳ đã “vượt mặt” phe Trục (3 quốc gia phát xít trong Chiến tranh thế giới II gồm Đức, Ý và Nhật) và Nhật Bản.
Hải quân Trung Quốc sẽ có đủ năng lực thống lĩnh các đại dương và dong tàu tới tận ngoài bờ biển của chúng ta, đưa họ vào thế thắng còn đưa Hoa Kỳ vào thế yếu. Điều đó chỉ có thể được ngăn chặn nếu Hoa Kỳ tập trung đầu tư cho Hải quân về số lượng và tiến hành ngay mà không trì hoãn.
Điều này đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một tổng thống giống mạnh mẽ như Tổng thống Reagan có thể dùng sức mạnh chính trị của lập luận và sự bền bỉ để tái thiết hạm đội hải quân. Sự cân bằng trong cán cân quân sự, sự cân bằng của hệ thống quốc tế và hòa bình của thế giới đòi hỏi Hoa Kỳ không thể đầu tư dưới mức như đã nói ở trên.
Đó cũng là mức mà Hoa Kỳ xứng đáng được sở hữu.
TÙNG LÂM
Theo Infonet