TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

Mời hợp tác kinh doanh

8 loại tên lửa chủ lực của Việt Nam

Ra đời từ kháng chiến chống Mỹ, bộ đội tên lửa Việt Nam đã có bề dày thành tích trong việc bắn rơi nhiều máy bay, bắn cháy nhiều tàu chiến của quân thù. Từ thuở sơ khai với các tên lửa Sam 1, Sam 2 không ai có thể nghĩ chúng lại làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ, với bàn tay khối óc của người Việt chúng ta đã cải tạo chúng trở thành những sát thủ của pháo đài bay B52 của Mỹ.

Mô tả ảnh.
Tên lửa phòng không Sam  của Việt Nam

Ngày nay khi chiến tranh đã qua hơn 30 năm, tuy rằng cuộc sống đã hòa bình nhưng với những người lính tên lửa họ vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước cũng như Bộ quốc phòng đã có nhiều chính sách nhằm đầu tư hiện đại hóa nhiều trang thiết bị vũ khí, khí tài quân sự cho bộ đội tên lửa.

 Dưới đây là 8 loại tên lửa chủ yếu của Việt Nam trong tương lai:

1, Tên lửa chống tàu chiến Uran-E

Mô tả ảnh.

Tàu HQ 382 của Hải quân Việt Nam diễn tập bắn tên lửa Uran E
Uran E có trọng lượng: 630 kg
Trọng lượng đầu chiến đấu : 145 kg
Tầm bắn tối đa: 130 km, tối thiểu : 5km
Tốc độ tối đa: Mach 0,8
Chiều cao bay từ 5 - 10 m trên mực nước biển
Ngoài phiên bản phóng từ tàu chiến còn có phiên bản phóng từ máy bay (Su 22, Su 27, Su 30 ) và trực thăng ( KA 12, KA 25).
Nguồn gốc: Mua từ Nga

(Ảnh: QĐND)

Mô tả ảnh.
Tên lửa Uran E được trang bị cho tàu tên lửa Molniya  (Việt Nam đã được Nga chuyển giao 2 tàu này và 20 chiếc khác sẽ được đóng tại Việt Nam theo công nghệ do Nga chuyển giao. Mỗi tàu Molniya mang 16 quả tên lửa Uran E).

2.  Tên lửa hành trình Moskit

Mua từ Nga. Được trang bị cho tàu tên lửa Tarantul (mỗi tàu 4 quả). Việt Nam có khoảng 8-10 tàu này. Đây là loại tàu sử dụng tốc độ cao để bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng rút chạy. 

Mô tả ảnh.
Chiến hạm lớp Tarantu 1
Mô tả ảnh.
Các tàu Taranul được trang bị tên lửa hành trình đối hạm Moskit - SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg
Mô tả ảnh.
Tên lửa hành trình Moskit

Hai khu trục hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Việt Nam phóng được cả hai loại này là tên lửa Uran và Moskit.

3, Tên lửa Yakhont 

Mô tả ảnh.

Tên lửa Yakhont có thể phóng đi từ Su 27/30 của Việt Nam

Tên lửa Yakhont nặng tới 3 tấn, có thể mang đầu đạn nặng 200-250 kg.
Dù nặng nhưng nhờ động cơ phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng, Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương.

 

            Hệ thống Bastion -P có khả năng phóng tên lửa Yakhont             Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa  Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục  tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự  đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy”, đẩy lùi các vũ khí tương đương của NATO xuống phía sau trong cuộc đua của các tên lửa chống hạm. (Ảnh QĐND)
Hệ thống Bastion -P có khả năng phóng tên lửa Yakhont Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy”, đẩy lùi các vũ khí tương đương của NATO xuống phía sau trong cuộc đua của các tên lửa chống hạm. (Ảnh QĐND)

4.Tên lửa Shaddock

             Tên lửa này có khả năng Đầu đạn nặng 800kg thuốc nổ hay 100 kT (hạt nhân)            Tầm xa 460 km             Tốc độ: Mach 1,4 ( gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh )            Chiều dài 10m            Đường kính 0,9 m            Sải cánh 2,6 m.            Trọng lượng phóng 4500kg            Tên lửa này do Nga nghiên cứu và chế tạo            (Ảnh: QĐND)
 Tên lửa này có khả năng Đầu đạn nặng 800kg thuốc nổ hay 100 kT (hạt nhân) Tầm xa 460 km Tốc độ: Mach 1,4 ( gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh ) Chiều dài 10m Đường kính 0,9 m Sải cánh 2,6 m. Trọng lượng phóng 4500kg Tên lửa này do Nga nghiên cứu và chế tạo (Ảnh: QĐND)

 

Mô tả ảnh.

Theo 1 bài viết trên mạng Sina của Trung Quốc thì Việt Nam đang nghiên cứu cải tiến 1 loại tên lửa của Nga. Nếu thành công loại này có tầm bắn 550 km, mang được đầu đạn 1 tấn , tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.

Sau khi phóng lên, tên lửa leo lên tầm cao, tăng tốc tới Mach 1.5, và bắt đầu tìm kiếm vùng phía trước với rađa tìm đuờng của nó. Hình ảnh kết quả được truyền tới tàu phóng thông qua 1 kênh TV.

Khi một mục tiêu được xác định, thao tác viên trên tàu xác minh liệu có phải đó là mục tiêu mong muốn hay không (VD như hàng không mẫu hạm trong một nhóm tàu), thao tác viên điều khiển tên lửa bằng cách bật hệ thống tìm đường của nó sang chế độ tự động.

Kế đó, tên lửa đi xuống tầm thấp, vẫn ở tốc độ siêu âm, tên lửa được định trước sẽ chui xuống nước 10-20m trước khi tới mục tiêu và sẽ nổ dưới nước để tăng thiệt hại.

 

5, Tên lửa Brahmos

Mô tả ảnh.
Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.

Theo tờ The Asian Age, số ra ngày 20/09/2011, Tập đoàn Liên doanh Ấn - Nga BrahMos Aerospace chuẩn bị bán cho Việt Nam loại tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do tập đoàn này chế tạo.

Đây là loại tên lửa được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền.

Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.

Mô tả ảnh.
Đây là loại tên lửa được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền.

Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần. 

 Nhiều quốc gia trên thế giới đang muốn mua loại tên lửa này ngay từ khi nó bắt đầu sản xuất  vào năm 2006. Việt Nam thuộc diện “quốc gia thân thiện” cũng như là bạn hàng  lâu năm của Nga nên khả năng được mua loại vũ khí này là rất cao. Hiện thời các cuộc đàm phán đang được tiến hành, và nếu thương vụ bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam được chính phủ Ấn Độ bật đèn xanh, thì Việt Nam sẽ là nước ngoài Nga - Ấn Độ đầu tiên có loại vũ khí tối tân này

6, Tên lửa S-300

Tên lửa S-300PMU1 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Liên bang Nga sản xuất, được đánh giá là tối tân nhất hiện nay. So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì tên lửa phòng không S-300 PMU1 đều vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn. 

Mô tả ảnh.
Tổ hợp tên lửa S300 của Việt Nam

Cự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km,  độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10 m.

Mô tả ảnh.
Tên lửa S-300 khai hỏa

Tổ hợp tên lửa lửa phòng không S-300 PMU1 có khả năng vượt địa hình phức tạp, đường xấu, lầy lội, vượt hào rãnh có độ rộng đến 2,5 km, độ chênh cao mặt đường đến 60 cm. Số lượng mục tiêu được bám sát và bắn cùng lúc là 6 mục tiêu. Số lượng tên lửa được điều khiển cùng lúc là 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trạng thái trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác. Giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 từ 120-150 triệu USD, giá một quả tên lửa là 1 triệu USD

 

7, Tên lửa Scud

Scud là một serie các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Liên bang Xô viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới. Thuật ngữ này xuất phát từ tên hiệu NATO SS-1 Scud vốn được các cơ quan tình báo phương Tây đặt cho loại tên lửa này.

Mô tả ảnh.
Tên lửa Scud-C của Việt Nam có tầm bắn tối đa 550km, (ảnh: QĐND)


Những tên tiếng Nga của nó là R-11 (phiên bản đầu tiên) và R-300 Elbrus (những phiên bản phát triển sau này). Cái tên Scud đã được các phương tiện truyền thông và nhiều thực thể khác dùng để chỉ không riêng những tên lửa này mà cả nhiều loại tên lửa khác được phát triển tại các quốc gia khác dựa trên thiết kế của người Xô viết. 

Mô tả ảnh.
Tên lửa Scud-B tầm bắn 300km

Theo một số thông tin từ báo nước ngoài Việt Nam hiện nay đang sở hữu số lượng lớn tên lửa Scud -B, Scud-C và Scud-D. Theo đó theo thông tin từ các trang quân sự này thì Việt Nam đã phần nào sản xuất được các tên lửa loại này. 

8. Tên lửa Extra

Theo tạp chí Straitimes của Singapore cho biết hiện nay Việt Nam đang thương lượng với Ixraen để mua tên lửa Extra của nước này. 

Mô tả ảnh.
Cơ quan Công nghệ Hàng không Israel (IAI) cho biết: Extra dài 3,97 m , đường kính 30 cm ,và nặng 450 kg, có tầm bắn 150 km, có khả năng mang đầu đạn nặng 125 kg. Đặc biệt, Extra có xác suất sai số vòng tròn chỉ khoảng 10 m. Đây được coi là sai số rất nhỏ nếu so với tiêu chuẩn của Mỹ (200-300 m được coi là mức sai số trung bình có thể chấp nhận được)


Cơ quan Công nghệ Hàng không Israel (IAI) cho biết: Extra dài 3,97 m , đường kính 30 cm ,và nặng 450 kg, có tầm bắn 150 km, có khả năng mang đầu đạn nặng 125 kg. Đặc biệt, Extra có xác suất sai số vòng tròn chỉ khoảng 10 m. Đây được coi là sai số rất nhỏ nếu so với tiêu chuẩn của Mỹ (200-300 m được coi là mức sai số trung bình có thể chấp nhận được).

Tên lửa đạn đạo Extra có thể được bố trí trên mặt đất hoặc trên xe chuyên dùng có khả năng cơ động cao. 

Nói tóm lại với 8 loại tên lửa nêu trên, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước nhà trước các thế lực thù địch.

 

 

Phú nguyễn (Theo Wki, PLVN, hoangsa, Straitimes)
( Phụ Nữ Today)

Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có  hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
Mời hợp tác kinh doanh
Copyright ©  2012  Tin Bien Dong . All rights reserved.
Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và  chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới
Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) -  Email Tin kinh te