Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 25-08-2017

  • Cập nhật : 25/08/2017

Cựu Đại sứ Nga gọi CNN là “đáng xấu hổ”, bác bỏ cáo buộc làm gián điệp

Hãng tin CNN đã có cuộc phỏng vấn cựu Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak tại một thành phố ở Nga, và một lần nữa ông Kislyak gọi các cáo buộc liên quan đến ông là “chuyện hoang đường”.

Ông Kislyak về nước vào tháng trước sau khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, song hãng tin CNN tin rằng ông vẫn là nhân vật trung tâm trong cuộc điều tra Nga can thiệp vào cuộc bầu cử, bởi nhiều người thân cận với chính phủ Trump gặp rắc rối khi họ không công bố các cuộc trò chuyện với ông.

cuu dai su nga tai my sergey kislyak (phai).

Cựu Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak (phải).

Hãng tin này từng đưa tin rằng ông Kislyak được giới tình báo Mỹ coi là một trong những gián điệp hàng đầu của Nga tại Washington. Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng phủ nhận hoàn toàn thông tin trên.

Trong cuộc phỏng vấn này, ông Kislyak phủ nhận thông tin ông là một gián điệp cao cấp và chưa từng có ý định tuyển mộ những người thân cận với Tổng thống Trump. “Các anh thật đáng xấu hổ, CNN là hãng tin duy nhất đưa ra những cáo buộc này. Tất cả đều là những chuyện hoang đường”, ông nói.

Khi được hỏi về kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ rằng ông Kislyak có ý định tuyển mộ người thân cận với Tổng thống Trump, ông Kislyak cho biết nhiều quan chức Mỹ, trong đó có một cựu giám đốc FBI (rất có thể là ám chỉ ông James Comey), gọi ông là một quan chức ngoại giao.

“Tôi cũng được nghe những tuyên bố của nhiều người, trong đó có cả của giám đốc FBI, nói rằng tôi là một quan chức ngoại giao. Tôi cho rằng họ biết rõ những gì họ đã nói”, cựu đại sứ Nga tiết lộ.

Tổng chưởng lý Mỹ Jeff Sessions đã tuyên bố sẽ không giám sát quá trình điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ, không lâu sau khi báo Washington Post tiết lộ rằng ông đã hai lần gặp mặt ông Kislyak trong cuộc vận động. Tổng thống Trump đã công khai chỉ trích ông Sessions về động thái này.

Trước đó, ông Trump đã sa thải Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn sau khi có thông tin cho biết ông Flynn đã bàn về việc dỡ bỏ cấm vận với Nga với ông Kislyak qua điện thoại. Ông Flynn cũng bị phát hiện không khai báo khoản tiền nhận được cho một bài phát biểu với hãng tin RT của Nga.

Khi được hỏi liệu ông và thành viên của nhóm vận động của ông Trump đã bàn về việc thiết lập kênh liên lạc bí mật với điện Kremlin hay không, ông Kislyak nói: “Tôi đã nhiều lần phát biểu rằng chúng tôi không tiết lộ nội dung cuộc thảo luận giữa chúng tôi và các quan chức Mỹ”.

Ông Kislyak cũng phủ nhận việc ông Trump tiết lộ thông tin mật về Syria trong cuộc gặp mặt giữa hai người ở Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng. “Tôi tin mình không được biết bất kỳ điều gì bí mật, nhưng đó là một cuộc gặp mặt rất hữu ích và chúng tôi đã nói về những vấn đề rất quan trọng đối với Nga và Mỹ”.

Cuối cùng, cựu đại sứ Nga dự đoán rằng tương lại của quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ rất phức tạp do lệnh trừng phạt mới mà chính phủ Mỹ vừa áp đặt đối với Moscow vào tháng trước.

“Nó không đơn giản chỉ là muốn là có thể hủy bỏ. Nó sẽ có hiệu lực lâu dài và sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình thiết lập quan hệ giữa hai nước. Việc bình thường hóa quan hệ Nga – Mỹ là điều mà chúng ta vẫn chưa thực hiện được”, ông Kislyak nói.(Infonet)
--------------------------------

Ông Tập Cận Bình cam kết giải quyết bất đồng với Hàn Quốc

Theo Tân Hoa Xã, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phát triển của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đóng góp nhiều cho hòa bình và phát triển của khu vực Đông Á.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cạn Bình cam kết nỗ lực phối hợp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in để giải quyết một cách hợp lý những bất đồng giữa hai nước, theo thông tin của Tân Hoa Xã ngày 24/8.

Cam kết này nằm trong thông điệp chúc mừng mà ông Tập Cận Bình gửi tới ông Moon Jae-in nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc.

e119ffc0-625d-11e7-badc-596de3df2027_1280x720_232004

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong một buổi hội đàm tại Berlin. (Ảnh: EPA)

Cũng trong thông điệp chúc mừng này, ông Tập Cận Bình còn khẳng định sự phát triển của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đóng góp tích cực cho hòa bình và phát triển của khu vực.

Căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc bắt đầu bùng phát vào cuối năm 2016 khi Hàn Quốc đồng ý cho Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm đáp trả việc Triều Tiên liên tục tiến hành thử tên lửa.

28a-moon jae in and xi jinping

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong một buổi hội đàm tại Berlin. (Ảnh: EPA)

Tuy nhiên, động thái này vấp phải sự phản đối của Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng hệ thống radar của THAAD đủ mạnh để do thám sâu lãnh thổ Trung Quốc, đe dọa đến an ninh của nước này và yêu cầu Hàn Quốc phải ngừng việc triển khai hệ thống THAAD.

Tuy nhiên, hệ thống THAAD vẫn được Hàn Quốc và Mỹ triển khai. Đáp trả việc này, Trung Quốc gây áp lực lên các doanh nghiệp Hàn Quốc bằng một loạt lệnh cấm, trong đó đáng chú ý là việc đóng cửa hàng loạt các cửa hàng bán lẻ Lotte Mart của tập đoàn Lotte trên lãnh thổ Trung Quốc.(VTC)
-------------------------

Vì sao cần loại Donetsk và Lugansk khỏi hiệp định Minsk?

Ria Novosti đưa tin, Cựu Tổng thống Kravchuk cho rằng định dạng đàm phán Minsk cần phải được thay đổi triệt để, nhằm tránh việc Nga lợi dụng hiệp định này để chống lại Ukraine.

Mới đây, tại một cuộc họp báo, Tổng thống đầu tiên của Ukraine, ông Leonid Kravchuk cho rằng, định dạng Minsk về đàm phán giải quyết cuộc xung đột ở Donbas cần phải được thay đổi, bởi vì cần phải loại trừ đại diện của các nước cộng hòa tự xưng là Donetsk và Lugansk (LNR và DNR) ra khỏi định dạng này.

Trước các phóng viên, ông Kravchuk nhấn mạnh: "Quá trình thực hiện hiệp định Minsk có thể được dừng lại, nó cần phải có sự thay đổi triệt để, mở rộng, sửa đổi quyền lợi và thành phần tham gia. Không nên có sự tham gia của cả LNR lẫn DNR. Bởi vì có họ tham gia, nên Nga mới nói rằng ở đó (ở Ukraine) chỉ đang có nội chiến. Chúng ta phải đòi hỏi ở Nga nền tảng pháp lý, để họ không sử dụng quá trình thực hiện hiệp định Minsk chống lại Ukraine".

Theo ông, thỏa thuận Minsk về việc giải quyết cuộc xung đột ở Donbass thực sự chỉ giải quyết được duy nhất vấn đề trao đổi tù nhân và không thể giải quyết các mâu thuẫn khác.

Ông Kravchuk lưu ý: "Thỏa thuận Minsk chỉ cần thiết trong khoảng 1 năm rưỡi trước. Liệu ngày nay nó có còn thực hiện được vai trò chính của mình không? Không. Mục tiêu chính của Ukraine –là  khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ, biên giới và thành lập chính quyền Ukraine trên toàn bộ lãnh thổ của Ukraine, trong đó có Donbass, và cuối cùng là bán đảo Crimea".

Bán đảo Crimea trở thành một phần lãnh thổ của Nga sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3/2014, với sự ủng hộ của 96,77% cử tri Crimea và 95,6% cư dân Sevastopol. Chính quyền Crimea đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý sau khi xảy ra đảo chính ở Ukraine vào tháng 2/2014. Ukraine vẫn xem bán đảo Crimea là của mình, nhưng chỉ tạm thời bị chiếm đóng.

Phía Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng người dân Crimea đã bầu cử để thống nhất sáp nhập với Nga một cách dân chủ, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết đã "khép lại hoàn toàn" vấn đề liên quan đến bán đảo Crimea.

Tháng 4/2014, Chính quyền Ukraine đã phát động chiến dịch quân sự chống lại hai nhà nước tự xưng Donetsk và Lugansk, vốn tuyên bố độc lập sau một cuộc đảo chính ở Ukraine vào tháng 2/2014. Theo dữ liệu mới nhất của Liên Hiệp Quốc, hơn 10.000 người đã trở thành nạn nhân của cuộc xung đột.

Vấn đề giải quyết tình hình ở Donbass được đem ra thảo luận trong một loạt các cuộc họp của các nhóm liên lạc Minsk. Kể từ tháng 9/2014 họ đã thông qua ba văn bản quy định các bước cụ thể để giải quyết xung đột. Tuy nhiên, sau khi đạt được hiệp định đình chiến, các bên tham gia cuộc xung đột vẫn tiếp tục giao chiến.

quan doi ukraine

Quân đội Ukraine

Trong một diễn biến khác, Nhóm Tiếp xúc về giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine diễn ra ngày 23/8 tại thủ đô Minsk, Belarus, đã nhất trí cơ chế ngừng bắn mới tại khu vực Donbass kể từ ngày 25/8 tới.

Phát biểu với báo giới, đại diện của Nga, ông Boris Gryzlov, cho biết: "Nhóm tiếp xúc đã nhất trí cơ chế ngừng bắn từ ngày 25/8 tới do bắt đầu năm học mới". Ông Gryzlov cũng bày tỏ hy vọng cơ chế này sẽ được tuân thủ một cách đầy trách nhiệm và vô thời hạn. Sáng kiến ngừng bắn này trước đó đã nhận được sự ủng hộ của Bộ tứ Normandy (gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraine).

Trong khi đó, đặc phái viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) trong Nhóm Tiếp xúc, ông Martin Saydik, nhấn mạnh các bên có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cơ chế ngừng bắn được bền vững. Ngoài ra, các bên cũng cần phải bảo đảm an ninh và tiếp cận thông suốt cho phái bộ giám sát đặc biệt của OSCE (SMM) đối với toàn bộ khu vực xung đột.

Về phần mình, đại diện Cộng hòa nhân dân Lugansk và Donetsk tự xưng tuyên bố sẽ làm mọi thứ cần thiết để tuân thủ các thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được, đồng thời bày tỏ hy vọng cơ chế ngừng bắn lần này kéo dài càng lâu càng tốt vì “vì trẻ em Donbass dù có sống phía bên nào cần có cơ hội đến trường trong bình yên và hòa bình”.

Theo kế hoạch, cuộc gặp tiếp theo của Nhóm Tiếp xúc ba bên về Donbass sẽ diễn ra vào ngày 6/9 tới.(Infonet)
-----------------------------

Đại sứ Nga tại Sudan chết trong hồ bơi tại nhà riêng

Đại sứ Nga tại Sudan, Mirgayas Shirinskiy được phát hiện chết trong bể bơi tại nhà riêng ở thủ đô Khartoum hôm 23/8, Reuters dẫn nguồn tin từ cảnh sát Sudan cho hay.

Bộ Ngoại giao Nga đã chính thức xác nhận thông tin này. Theo RT, người đầu tiên phát hiện ra điều này là một nhân viên đại sứ quán.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 18h theo giờ địa phương, Thư ký báo chí của phái đoàn ngoại giao Nga tại Sudan Sergey Konyashin cho hay. 

dh8jx3tvoaamkcu 3

 Ông Mirgayas Shirinsky.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn tới cái chết của vị đại sứ nhưng theo một phát ngôn viên cảnh sát, ông  Mirgayas có thể chết vì các nguyên nhân tự nhiên.

Trong khi đó, ông Konyashin cho biết nhà ngoại giao 62 tuổi dường như đã mắc một số triệu chứng liên quan tới nhồi máu cơ tim và đã không thể qua khỏi dù đội ngũ y tế ngay lập tức đã được gọi tới hiện trường.  

Theo RT, thi thể của ông Shirinsky đã được đưa tới nhà xác của bệnh viện Khartoum và sẽ đưa trở lại về nước sau khi phía Nga lo xong xuôi các thủ tục. 

Trước sự ra đi đột ngột này của quan chức ngoại giao Nga, Bộ Ngoại giao Sudan trong một tuyên bố mới đây bày tỏ sự chia buồn với Matxcơva, đồng thời ghi nhận những đóng góp của ông Shirinskiy trong thời gian làm việc trên cương vị Đại sứ Nga tại Sudan.

Đại sứ Shirinsky bắt đầu công tác trong ngành ngoại giao từ năm 1977. Ông từng đảm trách nhiều vị trí tại các phái đoàn ngoại giao Nga ở Yemen, Ả rập Xê út.

Trong giai đoạn 2006-2013, ông đảm nhận cương vị đại sứ Nga tại quốc gia Đông Phi Rwanda. Từ tháng 12/2013 đến nay, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Nga tại Sudan.(VTC)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 25-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 25-08-2017

    Nghị sĩ Mỹ đề nghị bãi chức Tổng thống Trump vì... “bất ổn thần kinh”; Nga cho máy bay ném bom chiến lược hoạt động sát Hàn Quốc, Nhật Bản; Chiến sự Syria vào giai đoạn quyết định, Mỹ và Nga bất ngờ “thân mật” nhau; Việt Nam phản đối Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở Trường Sa

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 24-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 24-08-2017

    Mỹ thay đổi lớn trong chiến lược sử dụng quân đội ở nước ngoài; Trung Quốc nổi giận vì Mỹ thêm lệnh trừng phạt; Indonesia xác nhận thương vụ ‘dầu cọ đổi tiêm kích’; Ukraine quyết theo đuổi mục tiêu gia nhập NATO và EU

Bài cùng chuyên mục