Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 24-08-2017

  • Cập nhật : 24/08/2017

Mỹ thay đổi lớn trong chiến lược sử dụng quân đội ở nước ngoài

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Mỹ sẽ không còn sử dụng lực lượng vũ trang để xây dựng nền dân chủ ở nước ngoài.

 

tong thong donald trump phat bieu tai fort myer ngay 21/8.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Fort Myer ngày 21/8.

 

Theo Đài phát thanh Sputnik, phát biểu ngày 21/8 trong một cuộc họp báo tại căn cứ Fort Myer (hạt Arlington, bang Virginia), khi giới thiệu chiến lược mới trong cách tiếp cận khu vực Nam Á của Mỹ, Tổng thống Trump tuyên bố: “Chúng ta sẽ không sử dụng lực lượng quân sự Mỹ để xây dựng nền dân chủ tại vùng lãnh thổ xa xôi hoặc tìm cách tái xây dựng quốc gia khác theo hình ảnh của mình. Những ngày đó đã qua. Thay vào đó, chúng ta sẽ hợp tác với đồng minh và đối tác nhằm bảo vệ lợi ích chung”.

Theo Tổng thống Trump, Mỹ sẽ hợp tác với Afghanistan khi nước này tìm cách phát triển, song sự hỗ trợ kiểu này sẽ không kéo dài vô thời hạn.

Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Chúng ta không xây dựng quốc gia. Chúng ta tiêu diệt bọn khủng bố”.

Afghanistan đã và đang trải qua bất ổn an ninh, xã hội và chính trị trầm trọng, sau khi các tổ chức khủng bố, bao gồm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Taliban, tiếp tục các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và các mục tiêu quân sự.

Trước đó, trong năm 2001, Mỹ cùng các đồng minh đã triển khai một chiến dịch quân sự tại Afghanistan sau vụ tấn công khủng bố 11/9. 

Nhiệm vụ tại Afghanistan chấm dứt vào 28/12/2014. Đến tháng 1/2015, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố chiến dịch mới tại quốc gia này, có tên gọi Resolute Support, nhằm huấn luyện và trợ giúp lực lượng an ninh Afghanistan chống Taliban và các nhiệm vụ chống khủng bố khác. Hiện có khoảng 8.400 binh sĩ Mỹ và 5.000 binh sĩ NATO đang làm nhiệm vụ tại Afghanistan.

Các tướng lĩnh của Tổng thống Trump nhận định cuộc xung đột tại Afghanistan đã rơi vào bế tắc khi lực lượng an ninh Afghanistan vẫn đang chật vật chống Taliban sau nhiều năm nhận được sự hỗ trợ của Mỹ và NATO. (Baotintuc)
------------------------

Trung Quốc nổi giận vì Mỹ thêm lệnh trừng phạt

Mỹ hôm 22-8 (giờ địa phương) đã áp các lệnh trừng phạt mới nhằm vào một số cá nhân và doanh nghiệp Nga và Trung Quốc vì đã có động thái hỗ trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên.

Theo hãng tin Reuters, Bộ Ngân khố Mỹ ngày 22-8 đã đưa 10 tổ chức và sáu cá nhân của Nga và Trung Quốc vào danh sách trừng phạt vì bị phát hiện ủng hộ các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên hoặc có giao dịch thương mại với nước này trong lĩnh vực năng lượng.

Các lệnh trừng phạt này được đưa ra trong bối cảnh Liên Hiệp Quốc (LHQ) hồi đầu tháng này đã thông qua lệnh trừng phạt mới nhằm vào Bình Nhưỡng sau hai vụ thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa vào tháng 7.

Trung Quốc nổi giận vì Mỹ thêm lệnh trừng phạt - ảnh 1
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven T. Mnuchin. Ảnh: AP

“Bộ Ngân khố Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực lên Triều Tiên bằng cách nhắm tới những người ủng hộ tiến trình phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của nước này, đồng thời cô lập họ ra khỏi hệ thống tài chính Mỹ”.

“Chúng tôi không thể chấp nhận được việc các cá nhân và công ty ở Trung Quốc, Nga và các nơi khác đang giúp Triều Tiên tạo ra thu nhập để phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và làm mất ổn định khu vực” - ông Steven T. Mnuchin, Bộ trưởng Ngân khố Mỹ, nói.

Đáp lại lệnh trừng phạt này, Trung Quốc tuyên bố Washington nên “ngay lập tức khắc phục sai lầm của mình” trong việc áp dụng những biện pháp trừng phạt đơn phương đối với các công ty và cá nhân Trung Quốc để tránh gây thiệt hại cho hợp tác song phương giữa hai nước.

“Trung Quốc thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về Triều Tiên một cách toàn diện, cũng như tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế của mình. Nếu bất kỳ công ty hoặc cá nhân Trung Quốc nào bị nghi ngờ vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an, họ sẽ bị điều tra và xử lý theo luật pháp và quy định trong nước của Trung Quốc” - tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov hôm nay đưa ra tuyên bố bày tỏ sự thất vọng, đồng thời cảnh báo Washington rằng Nga sẽ có động thái đáp trả.(PLO)
---------------------------

Indonesia xác nhận thương vụ ‘dầu cọ đổi tiêm kích’

Indonesia chính thức xác nhận sẽ mua 11 tiêm kích Sukhoi của Nga và trả bằng các sản phẩm dầu cọ, trà và cà phê.

Tờ Jakarta Globe dẫn lời hai bộ trưởng Indonesia ngày 22.8 xác nhận nước này sẽ mua 11 tiêm kích Sukhoi 35 (Su-35) của Nga và xuất khẩu nông sản để trả nợ cùng với một phần tiền mặt.

Các mặt hàng nông sản sẽ được xuất sang Nga trong vòng 2 năm, với tổng trị giá 570 triệu USD (12.954 tỉ đồng).

Thông cáo chung của Bộ trưởng Thương mại Enggartiasto Lukita và Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu cho biết hiện Indonesia đang đàm phán với Nga về chủng loại và số lượng hàng hóa cụ thể.

Đại diện hai bên trong thương vụ này là Tập đoàn quốc doanh Perusahaan Perdagangan Indonesia và Tập đoàn Rostec của Nga dự kiến sẽ sớm ký thỏa thuận.

Theo ông Lukita, Nga đang có nhu cầu mở rộng đối tác trong nhiều lĩnh vực do bị phương Tây cấm vận. Trong khi đó, Indonesia cũng đang tìm hướng ra cho dầu cọ do EU dọa sẽ cắt giảm nhập khẩu.

Thặng dư thương mại của Indonesia trong giao thương với Nga năm 2016 đạt 411 triệu USD. Jakarta hiện muốn mở rộng hợp tác với Moscow trên nhiều lĩnh vực như du lịch, giáo dục, năng lượng, công nghệ và hàng không.(Thanhnien)
----------------------------

Ukraine quyết theo đuổi mục tiêu gia nhập NATO và EU

Ngày 23/8, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố Kiev sẽ kiên trì theo đuổi mục tiêu trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc kỳ Ukraine, Tổng thống Poroshenko nhấn mạnh Kiev sẽ kiên trì cho tới ngày trở thành thành viên EU và NATO. Theo Tổng thống Poroshenko, Ukraine đã tiến hành các cuộc cải cách cần thiết và hơn 2 tháng trước đã đạt được quy chế miễn thị thực với EU, ngoài ra Hiệp định liên kết Ukraine - EU sẽ có hiệu lực đầy đủ vào ngày 1/9 tới.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: EPA/TTXVN

Trước đó, Tổng thống Poroshenko cũng đã đề nghị NATO tiến hành thảo luận về việc dành cho Ukraine Kế hoạch hành động thành viên của NATO, tuy nhiên Ukraine hiện vẫn chưa có kế hoạch nộp đơn xin gia nhập NATO hay có ý định tập trung nỗ lực đạt được các tiêu chí của liên minh quân sự này.

Trong một diễn biến liên quan, cuộc thăm dò dư luận công bố ngày 22/8 cho thấy số lượng người Ukraine ủng hộ gia nhập NATO trong năm 2017 đã tăng lên 40%, cao hơn nhiều so với mức 14% trong năm 2013. Trong khi đó, số người ủng hộ Ukraine hội nhập với châu Âu trong năm 2017 cũng tăng lên 54%, so với mức 42% năm 2013. Phần lớn người dân Ukraine tại các khu vực miền Tây và miền Trung ủng hộ Ukraine trở thành thành viên NATO và EU.

Từ tháng 12/2014, Quốc hội Ukraine đã sửa đổi 2 luật cho phép nước này từ bỏ quy chế không liên kết và có kế hoạch trở thành thành viên của NATO. Đến tháng 6/2017, Cơ quan lập pháp Ukraine tiếp tục thông qua một số dự thảo sửa đổi của Tổng thống Poroshenko quy định về việc xin gia nhập NATO là ưu tiên đối ngoại của đất nước này. Tuy nhiên, cựu Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen từng tuyên bố để gia nhập NATO, Ukraine buộc phải đạt được một loạt tiêu chí và việc thực hiện những tiêu chí này mất nhiều thời gian. Do đó, giới phân tích cho rằng Kiev khó có thể trở thành thành viên NATO trong vòng 20 năm tới.(TTXVN)
------------------------------

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 24-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 24-08-2017

    Quốc hội Mỹ ngăn ông Trump ‘bắt tay’ với Nga; Ông Donald Trump dọa đóng cửa chính phủ Mỹ; Nga bắt đầu thử nghiệm mẫu trực thăng Mi-28UB; Singapore quyết trục xuất giáo sư bị tố là gián điệp

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 24-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 24-08-2017

    Át chủ bài của ông Trump tại Afghanistan là gì?; Nếu Mỹ 'xé thỏa thuận', Iran chỉ cần 5 ngày để khôi phục chương trình hạt nhân; Mỹ đòi LHQ thanh sát các cơ sở quân sự Iran; Chỉ trích thỏa thuận với Trung Quốc, bộ trưởng Sri Lanka bị sa thải

Bài cùng chuyên mục