Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 25-08-2017

  • Cập nhật : 25/08/2017

Mỹ phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân cho B-21

Mỹ quyết định trang bị cho máy bay tàng hình thế hệ mới B-21 vũ khí tầm xa là những tên lửa hành trình thế hệ mới mang đầu đạn hạt nhân.

Thông tin về việc phát triển tên lửa mới này được Sputnik dẫn nguồn từ Không quân Mỹ cho biết. Hợp đồng ban đầu có tổng trị giá 900 triệu USD thực hiện trong thời hạn 54 tháng.

Sau đó, Không quân Mỹ sẽ chọn một trong hai công ty là Mỹ Lockheed Martin hoặc Raytheon để sản xuất 1.000 tên lửa nhưng không phải tất cả chúng sẽ chứa đầu đạn hạt nhân.

"Vũ khí này sẽ cho phép nâng cấp phần Không quân trong bộ ba hạt nhân của chúng ta", người đại diện Không quân Mỹ Heather Wilson cho biết.

may bay b-52 my phong ten lua agm-86b.

Máy bay B-52 Mỹ phóng tên lửa AGM-86B.

Vị đại diện này bày tỏ rằng "chiến lược kiềm chế sẽ hoạt động chống lại các đối thủ của Mỹ có khả năng đánh giá mức độ rủi ro. Heather Wilson cũng nhấn mạnh "vũ khí này sẽ mở rộng các tiềm năng" của Không quân Mỹ.

Theo truyền thông Nga, về thực chất đây chính là dự án tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa (LRSO) có thể mang đầu đạn hạt nhân để chống lại mối đe dọa từ hệ thống phòng không S-400 tối tân của Nga nhằm "bảo đảm hòa bình thế giới", Tướng Jack Weinstein, Phó tham mưu trưởng Lực lượng vũ khí hạt nhân và răn đe chiến lược Mỹ tuyên bố.

"Hệ thống LRSO có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ", tướng Jack Weinstein nhấn mạnh.

Không quân Mỹ cho biết, LRSO được phát triển để thay thế cho tên lửa hành trình phóng từ máy bay (ALCM) AGM-86B được biên chế từ thập niên 1980 và đang được trang bị trên máy bay ném bom B-52 của Mỹ.

Và mặc dù được đánh giá là hệ thống vẫn đảm bảo độ tin cậy, tên lửa AGM-86B không thể vượt qua hệ thống phòng thủ tối tân S-300/400 của Nga. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới phòng không tầm xa với các máy tính tốc độ cao có thể khiến máy bay tàng hình gặp nguy hiểm.

Mẫu ALCM đã hoạt động quá lâu so với tuổi thọ 10 năm trong thiết kế, cũng như chỉ được phóng từ máy bay B-52. Khác với ALCM, LRSO sẽ là vũ khí chủ lực của máy bay tàng hình B-2 và B21 tương lai.

Mỹ hy vọng tên lửa LRSO sẽ là một trong số ít vũ khí xuyên thủng được lớp phòng không công nghệ cao của Nga. Mỹ cần những vũ khí hạt nhân có sức mạnh ngang bằng hoặc vượt qua bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào để bảo đảm khả năng răn đe.

Điều đó khiến nhiều lãnh đạo quân đội Mỹ tin rằng Không quân cần phải có hệ thống LRSO, tướng Weinstein giải thích. Không quân Mỹ dự kiến triển khai LRSO từ năm 2030.

Mặc dù vậy, nhóm thượng nghĩ sĩ đảng Dân chủ Mỹ đã yêu cầu đóng cửa tất cả các công việc trong chương trình tạo ra tên lửa hành trình hạt nhân mới LRSO do chi phí quá đắt đỏ trong khi ngân sách dành cho quốc phòng Mỹ cần dùng cho nhiều chương trình khác thiết thực hơn.(DVO)
--------------------

Thủ tướng Đức: "Ông Trump cần phải được tôn trọng"

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua (23/8) cho biết ông Donald Trump cần phải nhận được sự tôn trọng xứng đáng với vị trí Tổng thống Mỹ cho dù hai nhà lãnh đạo vẫn còn nhiều có quan điểm khác biệt trong một số chính sách.

Theo Reuters, bà Merkel đang tiến hành chiến dịch tranh cử cho nhiệm kỳ Thủ tướng thứ tư với cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào ngày 24/9 tới. Bất chấp áp lực từ phía các đối thủ đảng Dân chủ Xã hội (SDP), bà Merkel không phản đối yêu cầu của ông Trump là các thành viên NATO phải tăng chi tiêu quốc phòng.

Là một người gắn bó với khối thân Mỹ, Thủ tướng Đức từng khẳng định sức mạnh mối quan hệ giữa Đức và Hoa Kỳ cho dù hai nước có nhiều sự khác biệt trong các vấn đề và chính sách.

thu tuong duc cho rang ong trump can phai duoc ton trong voi vi tri tong thong my. nguon: reuters

Thủ tướng Đức cho rằng ông Trump cần phải được tôn trọng với vị trí Tổng thống Mỹ. Nguồn: Reuters

Trả lời tờ nhật báo kinh tế Handelsblatt, bà Merkel cho hay: “Khi nhắc đến Tổng thống Mỹ, cho dù có nhiều sự khác biệt về quan điểm nhưng tôi biết rằng ông ấy đã phải trải qua một cuộc bầu cử khó khăn. Vị trí này không phải dễ dàng mà đạt được”.

Bà nói thêm: “Cuối cùng thì ông Trump cũng giành chiến thắng theo đúng quy định bầu cử của Hoa Kỳ và điều đó có nghĩa là ông ấy đã được bầu một cách dân chủ và người này cần phải nhận được sự tôn trọng thích hợp, cho dù tôi có đánh giá quan điểm của ông ấy thế nào đi chăng nữa”.

Trong khi đó, đối thủ thuộc SPD của bà Merkel là Martin Schulz đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Mỹ khi cho rằng ông Trump “là người không có trách nhiệm trong Nhà Trắng”.

Về tình hình Triều Tiên, Thủ tướng Đức cho rằng Berlin và phần còn lại của Liên minh châu Âu cần phải lên tiếng buộc lãnh đạo Kim Jong Un quay trở lại bàn đàm phán. “Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa. Chúng ta không thể chỉ đơn giản nói rằng cần một giải pháp ngoại giao trong khi chỉ ngồi đó và chẳng làm gì cả”, bà Merkel nhận định.

Cho đến nay, Trung Quốc và Nga cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc đã có nhiều ý kiến khác nhau về các phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề Triều Tiên và mối đe dọa chiến tranh hay tấn công hạt nhân mà nước này mang lại. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức, chính trị gia quyền lực nhất EU, không chỉ muốn khoanh tay đứng nhìn mà kêu gọi châu Âu tham gia nhiều hơn vào vấn đề này.

Bà Merkel từng có chuyến đi nghỉ tại Mỹ trước khi trở thành Thủ tướng năm 2005. Bà cho biết rất muốn có một chuyến du lịch như vậy ở Mỹ lần nữa.

“Bây giờ với tư cách là Thủ tướng, tôi không thể đi nghỉ ở San Diego nữa, thời gian đã thay đổi quá nhiều và đó là điều khiến tôi hơi tiếc nuối. Song công việc hiện tại rất tuyệt vời và tôi có thể chịu đựng được nỗi nhớ này”, bà Merkel tâm sự.(Infonet)
-----------------------------

IS tấn công khổng lồ, tàn sát quân Syria tại Homs-Dier Ezzor

Theo Al-Masdar News, ngày 23/8, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã huy động tất cả lực lượng cho một cuộc tấn công khổng lồ nhằm vào các lực lượng của chính phủ dọc hai tỉnh Homs và Deir Ezzor.

Cuộc tấn công được IS triển khai bằng một đoàn xe thiết giáp. Thế trận của IS khiến quân đội Syria tại vùng sa mạc hoàn toàn bị áp đảo. Hầu hết binh sĩ của quân đội SAA đóng quân tại khu vực này bị giết ngay tại chỗ.

Ngoài ra, IS còn thu giữ từ tay quân đội Syria một số pháo phản lực BM-21 Grad. Số vũ khí này có thể sẽ được IS sử dụng chống lại SAA vào những giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến.

Theo Amaq (kênh truyền thông của IS), cuộc tấn công diễn ra tại phía đông bắc của Al-Tanf, cách không xa biên giới với Iraq.

Hiện Al-Masdar News vẫn chưa có số liệu chính thức về những binh sĩ quân đội Syria bị thiệt mạng trong cuộc phản công của IS tại biên giới hai tỉnh Homs-Dier Ezzor.

is phan cong saa tai bien gioi homs-dier ezzor

IS phản công SAA tại biên giới Homs-Dier Ezzor

SAA đang tiến hành một chiến dịch quy mô lớn nhằm vào IS ở miền trung Syria. Chỉ tính riêng trong tháng 8, quân đội Syria đã giải phóng hơn 10 ngôi làng, đồng thời mở đường cho SAA tiến vào chảo lửa Dier Ezzor.

Mặc dù trận quyết chiến chiến lược tại Deir Ezzor phải vài tháng nữa mới diễn ra, nhưng các cuộc đụng độ giữa quân đội Syria và IS trên sa mạc Syria đang rất khốc liệt.

IS đã mất đi phần lớn lãnh thổ ở miền trung và miền bắc Syria. Toàn bộ lực lượng của IS sau khi rút chạy khỏi những vị trí này đã được điều động tới khu vực biên giới của tỉnh Homs-Deir Ezzor. Tại đây, IS lại kiểm soát phần lớn diện tích sa mạc của Syria.

Bộ binh của IS đã không tốn quá nhiều thời gian để thích nghi với căn cứ mới. Lực lượng khủng bố đã khiến quân đội Syria nếm những trái đắng đầu tiên như một thông điệp trước khi cuộc chiến tại Deir Ezzor bắt đầu.

IS đã không có nơi nào để đi. Deir Ezzor trở thành căn cứ cuối cùng của lực lượng khủng bố tại Syria. Lực lượng IS ở khu vực này rất lớn và được trang bị hiện đại cũng như có hệ thống phòng thủ vững chắc.

Mặc dù các đơn vị quân đội Syria cùng với lực lượng tình nguyện Iran cũng như các chiến binh Hezbollah luôn sẵn sàng chiến đấu, song các chuyên gia quân sự nhận định rằng, lực lượng này vẫn không đủ khả năng phá vỡ lớp phòng thủ bên ngoài Dier Ezzor.

luc luong khung bo tai dier ezzor se khong dau hang mot cach de dang

Lực lượng khủng bố tại Dier Ezzor sẽ không đầu hàng một cách dễ dàng

Từng đưa ra nhận định về cuộc chiến tại đây, giáo sư khoa quan hệ quốc tế trường Đại học St. Petersburg, ông Alexander Sotnichenko cho rằng, quân đội Syria đang thực hiện cuộc phiêu lưu quân sự mạo hiểm.

"Quân đội Syria đã rơi vào canh bạc khá nguy hiểm, bởi vì hiện tại họ không đủ lực lượng để tấn công chiếm khu vực Deir Ezzor", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ông Sotnichenko cho biết, đối với các phần tử thánh chiến, khủng bố IS trong khu vực Deir Ezsor là thủ phủ kinh tế thực sự của nhà nước khủng bố. Hơn nữa khu vực này giáp biên giới với Iraq và các khu vực khác nên chúng dễ dàng nhận được tiếp viện. Do đó, IS có đủ khả năng chống lại các cuộc tấn công của quân đội Syria.

Chắc chắn các chiến binh IS ở khu vực này sẽ không dễ đầu hàng, vì vậy quân đội Syria và đồng minh của họ cần xem xét kỹ các phương án tấn công nếu không sẽ phải trả giá đắt.(DVO)
------------------------------

Qatar khôi phục quan hệ ngoại giao với Iran

Bất chấp áp lực, Qatar đã khôi phục hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Iran. Đây là hành động có thể khiến Doha tiếp tục khủng hoảng với liên minh của Saudi Arabia.

iran cho phep hang hang khong qatar airways hoat dong giua luc qatar bi cac nuoc lang gieng cam van - anh: afp

Iran cho phép hãng hàng không Qatar Airways hoạt động giữa lúc Qatar bị các nước láng giềng cấm vận - Ảnh: AFP

Hồi tháng 5 năm nay, Qatar đã bị bốn nước gồm Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Khối này cáo buộc Qatar bảo trợ khủng bố, và không hài lòng về việc Doha duy trì mối quan hệ tốt với Iran – đối trọng của Saudi Arabia.

Hồi năm 2016, Qatar đã triệu hồi đại sứ của mình sau khi các nhân viên ngoại giao của Saudi Arabia bị tấn công ở Iran. Vụ việc liên quan tới câu chuyện Saudi Arabia xử tử một giáo sĩ Hồi giáo dòng Shia.

Tuy vậy ngày 23-8, Qatar tuyên bố đã quyết định đưa đại sứ của mình trở lại thủ đô Tehran của Iran. Đến ngày 24-8, Doha quyết định muốn thúc đẩy quan hệ song phương với Tehran “trong tất cả các lĩnh vực”, theo BBC.

Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh nêu trên, Qatar đã vất vả chống trọi với cảnh bị các nước láng giềng cô lập. Iran trong khi đó đã rat ay tương trợ Qatar trong các lĩnh vực thương mại và đi lại.

Phía Qata lần này không nói rõ khi nào đại sứ của họ sẽ trở lại Tehran, nhưng tuyên bố được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Sheikh Mohammed bin Abdul Rahman Al Thani có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mohammad Javad Zarif bên phía Iran.

Hai ngoại trưởng đã “thảo luận về quan hệ song phương và mong muốn thúc đẩy, phát triển nó cũng như các vấn đề họ cùng quan tâm”, một tuyên bố của Qatar cho biết.(Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 25-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 25-08-2017

    Cựu Đại sứ Nga gọi CNN là “đáng xấu hổ”, bác bỏ cáo buộc làm gián điệp; Ông Tập Cận Bình cam kết giải quyết bất đồng với Hàn Quốc; Vì sao cần loại Donetsk và Lugansk khỏi hiệp định Minsk?; Đại sứ Nga tại Sudan chết trong hồ bơi tại nhà riêng

  • Tin thế giới đáng chú ý 25-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 25-08-2017

    Nghị sĩ Mỹ đề nghị bãi chức Tổng thống Trump vì... “bất ổn thần kinh”; Nga cho máy bay ném bom chiến lược hoạt động sát Hàn Quốc, Nhật Bản; Chiến sự Syria vào giai đoạn quyết định, Mỹ và Nga bất ngờ “thân mật” nhau; Việt Nam phản đối Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở Trường Sa

Bài cùng chuyên mục