Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 28-07-2017

  • Cập nhật : 28/07/2017

Hạ viện Mỹ trừng phạt Nga, tổng thống Donald Trump gặp khó?

Kết quả bỏ phiếu áp đảo của Hạ viện Mỹ về việc trừng phạt Nga đang khiến Tổng thống Donald Trump gặp khó trong những thách thức ngoại giao lớn nhất.

tong thong my donald trump dang o the tien thoai luong nan - anh: reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ở thế tiến thoái lưỡng nan - Ảnh: REUTERS

Ông ấy không có ý định ngó lơ, nhưng ông ấy muốn đảm bảo đưa ra kết quả tốt nhất có thể cho người Mỹ. Quốc hội không phải lúc nào cũng làm tốt điều ấy... nên tổng thống sẽ nghiên cứu và xem xét phiên bản hoàn chỉnh của dự luật

Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders

Ngày 25-7 (giờ Mỹ), Hạ viện Mỹ bỏ phiếu nhất trí thông qua dự luật về các biện pháp mới trừng phạt quan chức Nga với tỉ lệ 419 phiếu thuận, 3 phiếu chống.

Ông Trump khó đảo ngược tình thế

Dự luật này, trước đó đã thông qua ở Thượng viện, sẽ được chuyển đến Tổng thống Trump trước khi tháng này kết thúc, và chờ đợi ông ký thành luật hoặc bác bỏ.

Dự luật bao gồm các quyết định trừng phạt đối với Nga, xoay quanh nghi án tin tặc Nga tấn công và can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016, cũng như cáo buộc nhằm vào việc Matxcơva vi phạm nhân quyền trong cuộc xung đột miền đông Ukraine và những hoạt động ở bán đảo Crimea.

Ngoài ra, nó còn gồm lệnh trừng phạt lên Iran và Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân của hai nước này.

Tuy nhiên, rõ ràng “vấn đề Nga” vẫn ám ảnh chính quyền ông Trump và được chú ý nhiều nhất, vì nó liên quan tới cáo buộc phe vận động của ông “thông đồng” với phía Nga để có lợi trong cuộc bầu cử.

Báo đài Mỹ vì thế đặt ra câu hỏi rằng liệu ông Trump có tìm cách đảo ngược quyết định trừng phạt Nga nêu trên hay không, trong bối cảnh chính tổng thống Mỹ cũng nhiều lần tỏ ý muốn nối lại quan hệ với Matxcơva.

Nhà Trắng đã từ chối bình luận về ý định của Tổng thống Trump đối với quyết định trừng phạt Nga được thông qua ở lưỡng viện nêu trên.

Thư ký báo chí Sarah Sanders khi được hỏi hôm 25-7 đã trả lời nước đôi: “Trong khi tổng thống ủng hộ trừng phạt nghiêm khắc lên Triều Tiên, Iran và Nga, thì Nhà Trắng đang xem lại dự luật của Hạ viện và đợi một biên bản cuối cùng đặt lên bàn tổng thống”.

Thử thách chất chồng cho tổng thống Mỹ

Theo dự đoán của giới quan sát, Tổng thống Trump không còn cách nào khác phải ký vào dự luật trừng phạt Nga.

Đài CNN có phần lạc quan hơn khi cho rằng “sẽ là khôn ngoan” nếu ông Trump chấp thuận ý kiến của lưỡng viện, vì dự luật trên mang tới cơ hội thực tế đầu tiên để ông chứng tỏ mình hiểu về các mối đe dọa và bảo vệ lợi ích quốc gia, tìm thấy tiếng nói chung với các nghị sĩ vốn lâu nay phản đối ông.

Nhưng câu chuyện về Nga thì không hẳn đơn giản như vậy. Cùng ngày, quyền thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách Đông Á Susan Thornton khẳng định “sẽ sớm” đưa ra danh sách các công ty Trung Quốc bị trừng phạt vì đã làm ăn với Triều Tiên, vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Mỹ đã sẵn sàng mạnh tay với công ty Trung Quốc, phần vì Bắc Kinh vẫn giữ một phiếu chống tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khi Mỹ kêu gọi tăng cường cấm vận.

Với vai trò là đồng minh thân cận nhất với Triều Tiên, Trung Quốc cũng nghiễm nhiên là bên rất quan trọng đối với Mỹ trong vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Chính vì thế, mọi động thái của Mỹ với Trung Quốc đều đang diễn ra rất cẩn trọng.

Đáng chú ý trong một phát biểu ngày 25-7, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley khẳng định đã “đạt được tiến độ” với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên, và đang tìm cách giải tỏa những khác biệt giữa Washington và Bắc Kinh.

Tuy vậy, bà Haley nhấn mạnh rằng bản thân Trung Quốc cũng thỏa thuận với Nga về Triều Tiên, thế nên “bài toán thật sự sẽ là những gì chúng tôi làm việc với Nga”.

Trong những phát biểu trước đó, chính quyền ông Trump có nhắc tới lý do có thể phản đối lệnh trừng phạt Nga là vấn đề hợp tác khí đốt ở nước ngoài.

Và thêm nữa, dễ thấy rằng khi đưa ra lệnh trừng phạt Nga trong lúc vấn đề Triều Tiên chưa êm xuôi, việc lấy một phiếu thuận của Nga ở Liên Hiệp Quốc rõ ràng khó càng thêm khó.(tuoitre)
-------------------------

Tổng thống Mỹ chọn cố vấn cấp cao về Triều Tiên làm đại sứ tại Việt Nam

Tổng thống Donald Trump đã đề cử ông Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao kỳ cựu về các vấn đề châu Á, làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, thay ông Ted Osius hết nhiệm kỳ vào cuối năm nay.

Nhà Trắng hôm nay cho biết ông Daniel Kritenbrink, 48 tuổi, hiện đang giữ vị trí cố vấn cấp cao về chính sách đối với CHDCND Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Gia nhập ngành ngoại giao từ năm 1994, ông đã trải qua 10 năm làm việc ở Trung Quốc, và từng giữ nhiệm vụ phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh trong 2 năm.

ong daniel kritenbrink (bia trai) trinh bay truoc tong thong barack obama khi chuyen co air force one tren duong den ha noi bo ngoai giao my

Ông Daniel Kritenbrink (bìa trái) trình bày trước Tổng thống Barack Obama khi chuyên cơ Air Force One trên đường đến Hà Nội BỘ NGOẠI GIAO MỸ

Đến tháng 6.2015, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc cấp cao về sự vụ châu Á của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama, chịu trách nhiệm đưa ra đề xuất và phân tích cho tổng thống cũng như Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice.

Sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc và Nhật Bản, ông Kritenbrink đã tháp tùng Tổng thống Obama trong chuyến công du đến Việt Nam hồi tháng 5.2016.

Giới quan sát đánh giá nhiều khả năng Thượng viện Mỹ sẽ thông qua đề cử của Tổng thống Trump để bổ nhiệm ông Kritenbrink làm đại sứ mới tại Việt Nam.(Thanhnien)
-------------------------

Đô đốc Mỹ sẵn sàng tuân lệnh tấn công hạt nhân TQ

Tại một buổi hội thảo về các vấn đề an ninh, tổ chưc ở ĐH Quốc gia Úc sau cuộc tập trận liên quân Mỹ - Úc, Đô đốc Scott Swift đã được được đặt câu hỏi giả định liệu ông có sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh tấn công hạt nhân vào Trung Quốc (TQ) nếu như được Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu hay không. Ông Swift đáp đầy thẳng thắn: “Câu trả lời là: Có”.

“Mỗi thành viên trong quân đội Mỹ đề đã thề bảo vệ hiến pháp nước Mỹ khỏi mọi kẻ thù bên trong và bên ngoài, và tuân lệnh sĩ quan cấp trên cũng như Tổng thống Mỹ với vai trò là tổng tư lệnh quân đội”” – ông Swift khẳng định.

Đô đốc Mỹ sẵn sàng tuân lệnh tấn công hạt nhân TQ - ảnh 1
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Scott Swift, phát biểu tại hội nghị an ninh của Đại học Quốc gia Úc tại Canberra, Úc. Ảnh: AP

“Đây là một trong những điều cốt lõi của nền dân chủ Mỹ và nếu một lúc nào đó mà quân đội bắt đầu mất tập trung và sự trung thành vào sự sự kiểm soát dân sự, thì đó là lúc chúng ta sẽ phải đối mặt với một vấn đề nan giản” - ông Swift nhận định.

Người phát ngôn hạm đội Thái Bình Dương Charlie Brown sau đó nói rõ lại rằng phát biểu của đô đốc Mỹ nhằm tái khẳng định lại nguyên tắc dân sự kiểm soát quân sự của chính trị Mỹ. “Đô đốc không xác thực giả định được đưa ra trong câu hỏi, ông chỉ nhấn mạnh nguyên tắc chính quyền dân sự chỉ huy quân đội. Còn giả định được đưa ra trong câu hỏi (đánh bom hạt nhân Trung Quốc) thì vô cùng ngớ ngẩn” – ông Brown nói rõ lại về phát ngôn của đô đốc Swift.

Cuộc diễn tập Talisman Saber được tổ chức 2 năm 1 lần và có sự huy động của 36 tàu chiến bao gồm các tàu sân bây USS Ronald Regan, 220 máy bay và 33.000 quân nhân. Tàu ngầm hải quân Dongdiao loại 815 của quân đội Trung Quốc cách 200 hải lý khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Úc đã theo dõi vụ tập trận này.

Ông Swift cho biết Trung Quốc cũng từng gửi tàu do thám đến khu vực đặc quyền kinh tế của Mỹ gần Hawaii trong cuộc tập trận hải quân đa quốc gia do Hạm đội Thái Bình Dương tổ chức vào năm 2014. (PLO)
-----------------------------

Thủ tướng Israel đòi đóng cửa văn phòng đài al-Jazeera

Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ làm việc để đóng cửa văn phòng đại diện của kênh truyền hình al-Jazeera ở Jerusalem.

thu tuong benjamin netanyahu tham du cuoc hop noi cac tai jerusalem - anh: reuters

Thủ tướng Benjamin Netanyahu tham dự cuộc họp nội các tại Jerusalem - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Netanyahu cáo buộc đài truyền hình này đã đăng tải các thông tin gây kích động bạo lực tại thành phố Jerusalem trong thời gian gần đây.

Jerusalem đang trải qua một trong những giai đoạn căng thẳng nhất trong nhiều năm qua do nổ ra các cuộc biểu tình của người Palestine buộc Israel phải tăng cường các biện pháp an ninh gần khu Núi Đền thờ.

Hãng tin Reuters cho biết giới truyền thông, trong đó có đài al-Jazeera, đã đưa tin rộng rãi về các biện pháp an ninh của Israel tại một trong những nơi linh thiêng nhất của Jerusalem.

"Mạng lưới al-Jazeera tiếp tục khuấy động bạo lực quanh Núi Đền" - ông Netanyahu đăng tải trên trang Facebook bằng tiếng Do thái.

Đài truyền hình có trụ sở tại Qatar vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về tuyên bố của thủ tướng Israel.

Tuyên bố sẽ đóng cửa văn phòng của al-Jazeera đến trong bối cảnh căng thẳng leo thang và cái chết của 3 người Israel cùng 4 người Palestine trong vụ bạo lực xảy ra cuối tuần trước.

"Tôi đã nhiều lần nói với các nhà hành pháp về yêu cầu đóng cửa văn phòng của al-Jazeera tại Jerusalem. Nếu những can thiệp mang tính pháp lý không làm được, tôi sẽ làm việc để ban hành luật trục xuất al-Jazeera khỏi Israel" - lãnh đạo Israel viết trong bài đăng trên Facebook.

Al-Jazeera từng bị chính quyền Ai Cập chỉ trích hồi năm 2014 sau khi nước này tuyên án tù đến 7 năm đối với 3 nhân viên của al-Jazeera và đóng cửa văn phòng của đài truyền hình này.

Hai nhân viên của al-Jazeera tại Ai Cập đã được trả tự do còn nhân viên thứ 3 vẫn đang chịu án tù.

Ngoài ra, al-Jazeera cũng đang là một trong những vấn đề gây căng thẳng ở vùng Vịnh giữa Qatar và nhóm các nước Ả rập do Saudi Arabia dẫn đầu.

Nhóm bốn nước Ả rập vùng Vịnh đã yêu cầu chính quyền Doha phải đóng cửa đài al-Jazeera vì các nội dung mà đài truyền hình này đăng tải.(Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều  29-07-20171

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 29-07-2017

    Anh sẽ điều tàu sân bay tới Biển Đông; Chiến hạm Mỹ sẽ mang tên lửa có trí tuệ nhân tạo; Thánh địa Hồi giáo Mecca suýt bị tấn công tên lửa từ Yemen; Hạ viện Mỹ đồng ý tăng chi quốc phòng, xây tường biên giới

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-07-2017

    Liệu ông Trump và ông Putin có tránh được đối đầu?; Chiến đấu cơ Anh theo dõi máy bay Nga trên Biển Đen; Hạ viện Mỹ nhất trí lệnh trừng phạt vào quan chức Nga; Đoạn tuyệt với Đài Loan, Panama mở đại sứ quán ở Trung Quốc

  • Hạ viện Mỹ kêu gọi tăng cường tuần tra Biển Đông3

    Hạ viện Mỹ kêu gọi tăng cường tuần tra Biển Đông

    Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng chú trọng vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời kêu gọi tăng cường hiện diện ở Biển Đông.

Bài cùng chuyên mục