Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 28-07-2017

  • Cập nhật : 28/07/2017

Không quân Ấn Độ sẵn sàng cho mọi tình huống với Trung Quốc

Dù đang trong tình trạng thiếu chiến đấu cơ, không quân Ấn Độ vẫn sẵn sàng đối đầu "nguy cơ chiến tranh toàn diện", hay cùng lúc ứng phó hai mặt trận biên giới với Trung Quốc lẫn Pakistan.

Trong lúc Ấn Độ vẫn tiếp tục tìm kiếm biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết tình trạng đối đầu với Trung Quốc tại cao nguyên Doklam, không quân Ấn Độ (IAF) đã sẵn sàng trước mọi tình huống có thể xảy ra.

Đó là lời tuyên bố chắc nịch của Tham mưu trưởng không quân Ấn Độ Birender Singh Dhanoa khi trả lời phỏng vấn Đài Indian Today ngày 27.7.

Căng thẳng đang dâng cao tại khu vực cao nguyên Doklam do Bhutan quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Động Lãng. Ấn Độ và Bhutan tố Trung Quốc xây một con đường từ thung lũng Chumbi (bên phía Tây Tạng) sang Doklam.

khong quan an do dang thieu may bay chien daureuters

Không quân Ấn Độ đang thiếu máy bay chiến đấuREUTERS

Bhutan đã gửi công hàm yêu cầu Trung Quốc trả lại hiện trạng với lý do sự tồn tại của con đường “vi phạm thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên”.

Ấn Độ cũng cực kỳ lo ngại vì nếu kiểm soát được cao nguyên Doklam, Trung Quốc có thể uy hiếp hành lang Siliguri, dải đất hẹp nối liền các bang đông bắc của Ấn Độ với phần còn lại của lãnh thổ, trong trường hợp nổ ra xung đột. Nếu hành lang này bị chặt đứt, toàn bộ các bang đông bắc của Ấn Độ, bao gồm khu vực Arunachal Pradesh đang tranh chấp với Trung Quốc, sẽ rơi vào tình thế cô lập.

New Delhi khẳng định hành động xây đường của Bắc Kinh là đơn phương thay đổi điểm giao biên giới giữa ba bên.

Trong cuộc phỏng vấn, tướng Dhanoa thừa nhận không quân Ấn Độ đang thiếu máy bay, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến tinh thần sẵn sàng chiến đấu trước bất kỳ tình huống nào của lực lượng này.

Hiện New Delhi đã mua thêm máy bay chiến đấu từ Pháp và sẽ sớm trang bị đầy đủ phi cơ cho các đơn vị. (Thanhnien)
---------------------

Trung Quốc âm thầm lập cơ quan chế vũ khí đối trọng Mỹ

Trung Quốc (TQ) thời gian qua đã âm thầm lập một cơ quan quân sự để phát các vũ khí công nghệ cao. Đây là bước đi mới nhất trong tham vọng của nước này nhằm cải tổ quân đội trở thành lực lượng chiến đấu hiện đại.

Cơ quan này có tên gọi là ủy ban chỉ đạo nghiên cứu khoa học (SRSC). Theo Financial Times ngày 25-7, SRSC thật ra đã được thành lập vào đầu năm nay nhưng sự tồn tại của cơ quan này chỉ được Đài truyền hình trung ương TQ (CCTV) tường thuật trong một bộ phim tài liệu vào tuần này.

SRSC dường như được xây dựng theo mô hình tương tự Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA), một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ được thành lập vào năm 1957 có trách nhiệm phát triển các công nghệ tiên tiến dùng cho quân sự.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đẩy mạnh các chính sách cải cách quân đội kể từ khi lên lãnh đạo nước này kể từ năm 2012. Ảnh: SCMP

“Quân đội TQ xem việc cải tiến công nghệ là yếu tố cốt lõi trong cuộc cạnh tranh về quân sự. Họ tìm cách xây dựng theo mô hình DARPA để đạt được những thành công ngang tầm” - Elsa Kania, một nhà phân tích quân sự độc lập, nhận định.

Sự phát triển vượt bậc về kinh tế của TQ trong những thập niên trở lại đây được theo sau bởi việc chi tiêu quân sự tăng đáng kể. Chi tiêu quân sự TQ năm 2017 được dự đoán sẽ chạm mức 150 tỉ USD và con số này trong năm 2020 là 220 tỉ USD, theo trang IHS Jane’s.

Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của TQ vẫn còn khá ít so với Mỹ. Năm ngoái, Mỹ dành khoảng 521 tỉ USD cho quân sự, tức bằng 1/3 tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.

Theo bộ phim tài liệu, cơ quan chuyên phát triển vũ khí công nghệ cao của TQ sẽ giúp thực hiện khẩu hiệu “Quân Dân Hòa Hợp” – một khẩu hiệu được TQ sử dụng để mô tả các nỗ lực nhằm để các công ty tư nhân đóng góp vào việc phát triển năng lực của quân đội TQ. Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã thành lập Ủy ban phát triển quân dân hòa hợp (MCIDC) vào năm nay.

Cơ quan mới sẽ giúp Trung Quốc nghiên cứu và phát triển các vũ khí công nghệ cao, trong đó có máy bay tàng hình. Ảnh: SCMP

Đề cập tới một số công nghệ tiên tiến được Mỹ phát triển, bộ phim tài liệu của CCTV ngoài ra nhấn mạnh rằng “hầu hết sẽ liên quan tới DARPA”.

“Nếu chúng ta muốn chiến thắng trong một cuộc cạnh tranh về quân sự, chúng ta phải thực hiện nhiều nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ” - bộ phim có đoạn nói.

Yue Hang, một nhà phân tích quân sự và từng là đại tá trong quân đội TQ, nói rằng SRSC là một phần trong chính sách nhằm đẩy mạnh cải cách quân sự. “Chúng ta muốn có một quân đội mạnh thì không chỉ cần có thiết bị quân sự tốt nhất mà phải có các nhân tài giỏi nhất để cải thiện năng lực” - ông Yue nói.

Năm ngoái, TQ đã thành lập một ủy ban khoa học và công nghệ bên trong quân đội nước này. Tuy nhiên, cơ quan mới SRSC sẽ có trọng trách lớn hơn để phát triển “không chỉ phần cứng mà còn cả phần mềm” của quân đội TQ, theo ông Yue.

Việc tiết lộ về cơ quan mới của TQ được công bố chỉ một tuần trước khi nước này tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 90 ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân TQ (PLA) vào 1-8 tới.

Đây là động thái mới nhất trong chuỗi cải cách được Chủ tịch TQ Tập Cận Bình giám sát kể từ năm 2015 nhằm biến quân đội TQ trở thành một lực lượng tinh gọn, hiệu quả hơn, trong đó có việc cắt giảm quân số để đầu tư cho năng lực tác chiến thông tin và điện tử.

Năm ngoái, Quốc vụ viện TQ đã thông báo các kế hoạch để nước này trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ thông minh nhân tạo trong năm 2030. (PLO)
-------------------------

Anh tính điều tàu chiến tuần tra tự do đi lại ở Biển Đông

Anh có kế hoạch điều một tàu chiến tới Biển Đông vào năm 2018 để thực hiện tuần tra tự do đi lại. 

tau ho tong hms westminster cua hai quan anh. anh: alamy.

Tàu hộ tống HMS Westminster của hải quân Anh. Ảnh: Alamy.

 

"Chúng tôi hy vọng điều một tàu chiến tới khu vực vào năm sau", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon hôm nay nói. Anh vẫn chưa quyết định vị trí triển khai tàu nhưng sẽ không bị Trung Quốc ép buộc trong đi lại qua Biển Đông. "Chúng tôi có quyền tự do đi lại và sẽ thực hiện nó".

Theo Fallon, Anh sẽ tăng cường hiện diện tại các vùng biển trong khu vực, sau khi nước này triển khai 4 chiến đấu cơ tới tập trận chung với Nhật Bản năm ngoái.

Anh đã điều 4 phi cơ Typhoon bay qua Biển Đông vào tháng 10/2016. "Chúng tôi sẽ thực hiện quyền đó bất cứ khi nào có cơ hội, có tàu hoặc máy bay trong khu vực", ông Fallon nói.

Sự hiện diện của tàu Anh tại khu vực có thể sẽ làm căng thẳng gia tăng, khiến quan hệ giữa London và Bắc Kinh, được chính phủ hai nước mô tả là trong "thời kỳ vàng", đi xuống.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của nhiều nước láng giềng. Bắc Kinh còn cải tạo, xây phi pháp các đảo nhân tạo ở Biển Đông, động thái bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.

Mỹ ước tính Trung Quốc đã mở rộng hơn 1.300 hecta trên 7 thực thể ở Biển Đông trong ba năm qua. Để đối phó với diễn biến này, Mỹ đã thực hiện tuần tra tự do đi lại định kỳ trong khu vực, khiến Trung Quốc tức tối.(Vnexpress)
----------------------------------

Học tập Mỹ, Trung Quốc lập cơ quan nghiên cứu vũ khí công nghệ cao

Cơ quan nghiên cứu mới sẽ hoạt động tương tự Cơ quan Nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Mỹ.

Tờ South China Morning Post ngày 26.7 đưa tin Trung Quốc vừa thành lập một cơ quan nghiên cứu công nghệ cao nhằm phát triển các vũ khí hiện đại như máy bay tàng hình và pháo điện từ.

Thông tin về Ủy ban Nghiên cứu khoa học vừa được tiết lộ lần đầu tiên trên kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) dù đã ra đời từ đầu năm nay.

Theo đó, cơ quan này trực thuộc Quân ủy trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu. Ông Tập được cho là đã thúc đẩy cải cách quân sự lớn kể từ khi nhậm chức, trong đó có việc tinh giản và hiện đại hóa Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Trong loạt phóng sự 10 kỳ về cải cách quân sự đang được phát sóng, CCTV phân tích sâu về cuộc cải cách cũng như tiết lộ về ủy ban mới.

Phóng sự so sánh ủy ban này với Cơ quan Nghiên cứu Các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Mỹ được Lầu Năm Góc thành lập vào năm 1957 nhằm phụ trách các công nghệ mang tính đột phá về an ninh quốc gia.

“Như chúng ta đã biết, internet, hệ thống định vị toàn cầu, máy bay tàng hình, súng điện từ, vũ khí laser cũng như các công nghệ hiện đại khác, phần lớn liên quan đến DARPA. Chúng ta cần nỗ lực lớn để phát huy công nghệ khoa học trong quân đội nếu muốn thắng thế trong cạnh tranh”, CCTV bình luận.

Trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin lực lượng không quân nước này vừa được trang bị máy bay tàng hình J-20 vào tháng 3. Thiếu tướng Mã Vĩ Minh cho biết thêm hải quân cũng đang phát triển hệ thống đẩy bằng điện tích hợp cho các tàu chiến. (Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 28-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 28-07-2017

    Giám đốc CIA: chỉ Trung Quốc mới đủ tầm cạnh tranh với Mỹ; Nữ bộ trưởng quốc phòng cứng rắn của Nhật sắp bị thay?; Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ 67 người biểu tình ở Bắc Kinh; Ngoại trưởng Philippines: Không từ bỏ lãnh thổ cho TQ

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 27-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 27-07-2017

    Phô diễn sức mạnh hải quân ở biển Baltic: Nga – Trung sắp lập liên minh quân sự?; Nga cảnh báo Mỹ về ý định gửi vũ khí cho Ukraine; 2.000 chuyên viên hàng không Ukraine sẽ làm việc cho... Trung Quốc

Bài cùng chuyên mục